Trên 800 nghệ nhân tham gia hội thi hoa phong lan toàn quốc tại Vĩnh Long

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỉnh Vĩnh Long đăng cai tổ chức Hội thi hoa phong lan toàn quốc năm 2020 với sự tham gia của trên 800 nghệ nhân đến từ 179 câu lạc bộ, hội lan trong cả nước.
Hàng ngàn chậu hoa lan khắp nơi trên cả nước khoe sắc tại hội thi ở Vĩnh Long. ẢNH: XUÂN PHÚC
Hàng ngàn chậu hoa lan khắp nơi trên cả nước khoe sắc tại hội thi ở Vĩnh Long. ẢNH: XUÂN PHÚC
Sáng 8.11, tại Công viên THVL (P.3, TP.Vĩnh Long), Hội sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Long đăng cai tổ chức Hội thi hoa phong lan toàn quốc năm 2020, thu hút trên 800 nghệ nhân đến từ 179 câu lạc bộ, hội lan của 63 tỉnh, thành tham dự với gần 1.000 tác phẩm.
Hội thi thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh. ẢNH: XUÂN PHÚC
Hội thi thu hút nhiều người đến tham quan và chụp ảnh. ẢNH: XUÂN PHÚC
Ông Trương Văn Sáu, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Long, cho biết hoa lan được ví như nữ hoàng các loài hoa vì nét đẹp quyến rũ, kiêu sa và quý phái. Nhiều người đam mê đã dành cả cuộc đời để lai tạo, nuôi dưỡng loài hoa này. Chính vì thế, hoa lan có sức cuốn hút và lan tỏa khá nhanh, từ nuôi đơn lẻ đến ươm trồng thành vườn với quy mô hàng héc-ta. Từ trao đổi trong nhóm đến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm đến tăng thu nhập cho người dân, tạo được sân chơi bổ ích. Riêng tại Vĩnh Long, phong trào chơi lan mới nổi lên gần đây nhưng đã có trên 300 hộ sản xuất, kinh doanh và hàng ngàn người tham gia thú chơi tao nhã này. Để kết nối niềm đam mê đó, Hội thi hoa phong lan toàn quốc hàng năm được tổ chức luân phiên giữa các tỉnh.
Nghệ nhân Quang Minh (Long An, trái) bên chậu lan Dentro Hổ mang chớp đạt giải đặc biệt. ẢNH: XUÂN PHÚC
Nghệ nhân Quang Minh (Long An, trái) bên chậu lan Dentro Hổ mang chớp đạt giải đặc biệt. ẢNH: XUÂN PHÚC

Hội thi tổ chức trong hai ngày 7 và 8.11, thu hút hàng ngàn người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm ngưỡng hoa lan và chụp ảnh. Chị Bùi Ngọc Như Ý (20 tuổi, chủ vườn lan ở Bình Phước) cùng gia đình đến tham quan hội thi năm nay, cho biết nhìn chung hội thi năm nay có nhiều cây hoa to và đẹp, chứng tỏ chủ nhân đã rất kỳ công chăm sóc.

Ban tổ chức trao giải vàng cho các nghệ nhân. ẢNH: XUÂN PHÚC
Ban tổ chức trao giải vàng cho các nghệ nhân. ẢNH: XUÂN PHÚC
Ông Lê Nhị Trí, Phó trưởng Ban giám khảo đánh giá: “Hội thi hoa phong lan lần này quy tụ rất nhiều hoa đẹp ở khắp nơi trong cả nước, đặc biệt nổi bật nhất là giống lan Dentro. Do có quá nhiều tác phẩm xuất sắc nên làm mất thời gian của Ban giám khảo nhất”.
Dưới đây là một số hình ảnh hoa lan đạt giải vàng, bạc, đồng... tại Hội thi hoa phong lan toàn quốc 2020:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao giải đặc biệt cho chậu lan Dentro Hổ mang chớp của nghệ nhân Quang Minh (Long An); giải vàng loại lan Dentro thuộc về nghệ nhân Phan Lê Huy Cường (Vĩnh Long); giải vàng lan Hài thuộc về nghệ nhân Lê Văn Hoành (Lâm Đồng); giải vàng lan Cattleya thuộc về nghệ nhân Lê Thanh Phương (Bến Tre); giải vàng lan Cattleya xổ (lai) thuộc về nghệ nhân Trần Hữu Thọ (Bến Tre) và giải vàng lan tổng hợp thuộc về vườn lan Tri Túc (Lâm Đồng).

Theo Xuân Phúc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.