Quang cảnh hội nghị |
Cùng với tăng cường huy động nguồn vốn, cơ cấu đầu tư cũng được điều chỉnh hợp lý, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch kinh tế và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là các dự án công nghiệp, giao thông, thủy điện, thủy lợi, bưu chính viễn thông và kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn, góp phần tạo nên sự thay đổi lớn về diện mạo kinh tế- xã hội của các tỉnh trong khu vực, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo công ăn việc làm; xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống về mọi mặt cho đồng bào các dân tộc trong vùng và bảo đảm quốc phòng- an ninh vùng Tây Nguyên.
Tuy nhiên, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng. Số dự án nhà đầu tư quan tâm và cam kết đầu tư chỉ đạt khoảng 30% tổng dự án kêu gọi đầu tư. Ðồng thời, việc triển khai đưa các dự án đã cam kết đi vào hoạt động còn rất chậm, chỉ đạt khoảng 42%. Bên cạnh đó, số lượng, quy mô các dự án còn nhỏ, công nghệ đơn giản, sử dụng ít lao động và tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị. Các dự án đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp, các dịch vụ du lịch tạo ra giá trị gia tăng lớn còn rất ít. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế. Tính đến hết tháng 8 năm nay, có 149 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt gần 808 triệu USD.