Trẻ em cần được bảo vệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tổ chức UNICEF Việt Nam khẳng định: “Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bị bạo hành, dù bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi đó như thế nào”. Thế nhưng rất nhiều trẻ em vẫn bị ngược đãi hoặc vô tình trở thành nạn nhân đáng thương trong mối quan hệ phức tạp của người lớn.
1. Hẳn nhiều người khó có thể quên được sự việc xe taxi lao xuống vực vào buổi trưa mùng 5 Tết của 4 năm trước tại một khu du lịch nổi tiếng của TP. Pleiku. Chiếc xe bốc khói nghi ngút dưới hàng thông xanh. Người cha và đứa con trai khoảng 3-4 tuổi cùng chết cháy trong xe. Nguyên nhân xác định là do mâu thuẫn gia đình, người cha cố tình chở theo con ruột đi tự tử. “Đứa trẻ có tội tình gì”-nhiều người thốt lên đầy oán trách khi nhắc đến chuyện này.
Mới đây lại thêm 1 trường hợp vì mâu thuẫn với vợ mà người cha nhẫn tâm đổ xăng đốt con ruột của mình. Nhìn đứa trẻ 9 tuổi oằn mình trên giường bệnh, khuôn mặt và thân người bị bỏng nặng không khỏi đau lòng. Vì một lý do nào đấy, người ta thường đem con cái ra làm cớ để uy hiếp, dọa nạt đối phương. Những tưởng chỉ dừng lại ở đó, nhưng trong cơn bực tức khiến mất kiểm soát hành vi, chính những bậc làm cha làm mẹ ấy lại cướp đi mạng sống của đứa con mình đã dứt ruột đẻ ra. Để rồi, hậu quả thương tâm không ai khác chính họ và gia đình phải gánh chịu. Nỗi day dứt có lẽ sẽ đeo đuổi họ mãi cho đến hết cuộc đời.
Minh họa: Internet
Minh họa: Internet
2. Ngược đãi con trẻ vẫn là một khái niệm khá mơ hồ đối với nhiều bậc cha mẹ. Mức độ như thế nào gọi là ngược đãi vẫn chưa có biên độ cố định. Cùng với đó, tư tưởng giáo dục “thương cho roi cho vọt” vẫn còn khá phổ biến trong nhiều gia đình nên rất khó để phân định đâu là dạy dỗ, đâu là ngược đãi, bạo hành. Có lẽ vì vậy mà từng xảy ra chuyện người cha vô tình đánh chết con gái vì nghi con lấy trộm tiền. Cũng có trường hợp cha quá bực tức trong lúc kèm con học bài mà đã dùng đũa, chổi, thanh tre đánh con đến tử vong. Những đứa con không còn nhưng nỗi ân hận sẽ còn mãi trong tâm trí của người làm cha làm mẹ.
Hồi chuông cảnh báo về nạn bạo hành trẻ em thực sự được gióng lên mạnh mẽ sau vụ việc bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị người tình của mẹ ruột đóng 9 cây đinh vào đầu và bé gái 8 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh tử vong vì cha ruột cùng mẹ ghẻ bạo hành. Dư luận bức xúc bởi mức độ tàn bạo, ác độc, ví những hành vi đánh đập con trẻ như hình thức tra tấn thời trung cổ. Hàng trăm bài báo phản ánh, rất nhiều luật sư mổ xẻ, phân tích hành vi và đề xuất mức án dành cho những “con sói” đội lốt cha mẹ. Tất cả đều căm phẫn tột cùng trước hành động đối xử vô cùng tàn nhẫn như vậy, nhất là giữa người với người, giữa cha mẹ và con cái.
3. Dù ít dù nhiều, làm cha làm mẹ sẽ có những lúc vì bực tức con cái nghịch ngợm, quậy phá, sẽ có những trận đòn, những cây roi khi không còn cách giải quyết khác. Thế nhưng, “cho roi cho vọt” cũng cần phải lý trí. Chồng tôi từng vừa xuýt xoa bôi dầu gió vào vết lằn trên chân đứa con trai vừa khóc vì đã lỡ đánh con hơi mạnh tay. Còn con tôi vẫn vui vẻ: “Không sao đâu ba, một tí là hết đau thôi”. Con trẻ luôn bao dung cho người lớn và nhanh chóng quên mọi cơn bực tức chúng ta vừa trút lên đầu chúng. Đòn roi và cao hơn nữa là bạo hành, ngược đãi cần được ngăn chặn, chấm dứt ngay trong mỗi mái nhà để gìn giữ, bảo vệ tâm hồn trẻ thơ trong trắng, để trẻ em được lớn lên và hình thành nhân cách từ chính tình yêu thương đúng đắn của những người trưởng thành. 
KHÔI NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.