Tranh chấp ngư trường từ con ốc gạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từ bờ biển xã Đức Minh (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) nhìn ra biển, gần 100 tàu thuyền đánh cá quần đảo liên tục, xả khói đen kịt.

Mùa ốc gạo đang cao điểm, nhưng năm nay, ốc gạo chỉ xuất hiện ở dọc bờ biển kéo dài khoảng 3km. Tại tỉnh Quảng Nam, ốc gạo xuất hiện tại khu vực cửa Đại, thành phố Hội An. Ốc khan hiếm dẫn đến tranh chấp ngư trường.

Cán bộ BĐBP Quảng Ngãi tổ chức cắm chốt tại bãi biển Đức Minh để xử lý tranh chấp ngư trường. Ảnh: Văn Chương

Cán bộ BĐBP Quảng Ngãi tổ chức cắm chốt tại bãi biển Đức Minh để xử lý tranh chấp ngư trường. Ảnh: Văn Chương

Sản vật trời cho

Tháng 3, ánh nắng trên biển vẫn dìu dịu và ngư dân vẫn còn nhắc đến 2 từ “lộc biển”. Ngư dân ở các cửa biển Sa Kỳ (tỉnh Quảng Ngãi), Kỳ Hà (tỉnh Quảng Nam) đang tấp nập với mùa cá cơm than. Cá cơm xuất hiện vào dịp Tết và ngay sau Tết là cao điểm kéo dài cho tới tháng 7 là mãn mùa. “Lộc biển” không chỉ ban cho các ngư dân làm nghề tàu to, máy lớn, mà còn san sẻ cho các ngư dân nghèo sống ở vùng bãi ngang, chuyên mưu sinh trên những chiếc thuyền nhỏ. Không chỉ cá cơm, ốc gạo cũng là sản vật mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân, tuy nhiên: “Ốc gạo năm nay khan hơn mọi năm” - tôi nghe các lão ngư ở vùng bãi ngang 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam chia sẻ. Tháng 10, ốc gạo bắt đầu xuất hiện và nhỏ li ti, tới khoảng tháng 3 năm sau là đạt kích cỡ như chiếc cúc áo. Vậy là ngư dân ở vùng bãi ngang ven biển bắt đầu tấp nập vào mùa. Tại bờ biển huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, vùng ốc gạo trải dài ở vùng ven lên tới khoảng 7km. Đó là thời gian không chỉ ngư dân địa phương, mà ngư dân ở các nơi khác tập trung đến khai thác. Nhưng năm 2024, ốc gạo chỉ xuất hiện ở vùng biển hẹp.

Buổi sáng sớm tinh mơ khi sương sớm vừa tan, Thiếu tá Hồ Văn Hùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Đức Minh, BĐBP Quảng Ngãi đưa tôi ra vùng bãi ngang, nơi các tàu đánh bắt loại nhỏ bắt đầu “hội quân”. Dưới biển đánh bắt chưa biết kết quả ra sao, nhưng trên bờ đã bắt đầu hâm nóng không khí chài lưới bắt ốc. Đó là những chiếc xe ô tô mang biển số của nhiều tỉnh đã đến đậu sẵn để chở ốc. Bà con ngư dân ở vùng này nghèo lắm, thấy xe sang, biển số đẹp thì càng hào hứng và nói “ước gì mỗi năm cào ốc được 6 tháng”.

Điều mà ngư dân Quảng Ngãi ước ao thì ở bên ngư trường tỉnh Bình Định đã có. Ngư dân ở địa phương này gọi ốc gạo là ốc ruốc. Bờ biển Bình Định dài hút mắt với nhiều bãi cát trắng đẹp, nhưng ốc gạo chỉ xuất hiện ở một số điểm, trong đó có vùng Mũi Tấn. Mỗi bao ốc gạo nặng 100kg được bà con bán với giá 350.000-400.000 đồng. Ông Nguyễn Thành Sơn, ở phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn tâm tình, “với ngư dân nghèo, số tiền này cũng kha khá, mà cái này chắc là trời cho dân nghèo”.

Ốc gạo nhỏ li ti, nên ăn món ốc gạo là để thưởng thức chứ không phải là ăn cho no bụng. Thị trường của ốc gạo là các thành phố lớn có nhiều khách du lịch như: Đà Nẵng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh. Nghề mưu sinh ốc gạo dường như ẩn đi giữa cuộc sống thường ngày, nhưng rồi từ đầu năm tới nay, nghề này bắt đầu được dư luận lưu ý vì những vụ tranh chấp ngư trường.

Xử lý nghiêm hành vi coi thường pháp luật

Đại úy Lê Hồng Tuyên, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đức Minh vừa thấy các ngư dân xuống ghe đi biển nên đã đến vận động bà con chấp hành pháp luật trong khai thác hải sản. Cụ thể là Điều 43, Nghị định số 26/2009/NĐ-CP, ngày 8/3/2019 quy định rõ, tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ, không được hoạt động ở vùng lộng và vùng khơi, tàu đăng ký ở tỉnh nào thì chỉ được hoạt động ở vùng ven biển của tỉnh đó, trừ khi UBND 2 tỉnh có những thỏa thuận về tàu cá vùng ven bờ giữa 2 tỉnh. BĐBP tập trung tuyên truyền về vấn đề này, bởi nhiều ngày liên tục, ngư dân 2 xã lục đục, va chạm vì ngư dân xã Đức Minh cho rằng, “vùng biển này của địa phương, xã Đức Lợi nằm ở vùng lân cận thì không được đến khai thác”.

Ốc gạo khan hiếm càng làm tình hình tranh chấp ngư trường nóng lên. Ảnh: Văn Chương

Ốc gạo khan hiếm càng làm tình hình tranh chấp ngư trường nóng lên. Ảnh: Văn Chương

Những năm trước đây, ốc gạo xuất hiện trên bờ biển kéo dài tới vùng ven của xã Đức Lợi, nhưng năm nay, những con ốc này lại chỉ xuất hiện co cụm tại một vùng biển nhỏ thuộc xã Đức Minh. Ngư dân xã Đức Minh phần lớn chỉ sắm được những chiếc ghe nhỏ như chiếc đò chở người sang sông, còn ghe của ngư dân xã Đức Lợi thì lớn hơn hẳn, vì vậy, tốc độ di chuyển, cào ốc luôn đạt năng suất gấp đôi.

Anh Lê Văn Phú, sinh năm 1980, quê ở xã Đức Lợi cầm trên tay tờ bệnh án, điều trị hết gần 900.000 đồng và cho biết, nguyên nhân từ xô xát trên biển do cào ốc gạo. Cùng cảnh ngộ mặt méo xệch và nói về những vụ va chạm trên biển như anh Phú còn có ngư dân các xã ở vùng xa hơn là Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Hòa... Trong số các địa phương này, xã Nghĩa Hà và Nghĩa Hòa là 2 địa phương nội địa không thuộc địa bàn biên phòng.

Trong hồ sơ xử lý tranh chấp ngư trường trên biển, Đồn Biên phòng Đức Minh đã xác định các ngư dân đi trên thuyền nhỏ mang số hiệu M 4075, M 4072 và ngư dân một số thuyền khác đã có hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác và hành vi hủy hoại tài sản. Vụ việc xảy ra gần đây nhất là vào ngày 24/2/2024, một vụ hỗn chiến trên biển và ngư dân xã Đức Minh đã sử dụng vỏ chai bia để tấn công đoàn thuyền 12 chiếc của ngư dân xã Đức Lợi.

Ngư dân trên 6 thuyền đánh cá ở xã Đức Minh đã hò hét, sử dụng cả dao rựa để xông sang đội thuyền của ngư dân xã Đức Lợi hành hung, khiến cho ngư dân Lê Văn Phú bị thương nặng. Các ngư dân địa phương còn lấy đi 3 điện thoại, 18 bộ lưới, tổng trị giá thiệt hại ước tính khoảng 54 triệu đồng. Ngư dân Trần Tiền Phương, sinh năm 1983, chủ ghe M 4072 còn quá khích, không hợp tác, ngăn cản khi BĐBP tiến hành lập biên bản sự việc xảy ra.

Trước tình hình trên, BĐBP Quảng Ngãi đã tổ chức cho tàu của Hải đội Biên phòng 2 tuần tra trên biển, bố trí tổ công tác cắm chốt tại khu vực bờ biển để sẵn sàng xử lý tranh chấp ngư trường. Những lá đơn của ngư dân nhiều địa phương lân cận gởi đến và phần lớn là ngư dân nghèo đều chia sẻ mong muốn BĐBP phải cương quyết xử lý các ngư dân địa phương đã mặc nhiên coi vùng biển này là của nhà họ.

Ngư dân Nguyễn Văn Tiến, đại diện cho nhóm 20 ngư dân đã viết đơn kể về đời sống ngư dân nghèo và mong BĐBP xử lý nghiêm các ngư dân địa phương quá khích. Ngư dân Phạm Duy Tuấn, quê ở xã Nghĩa Phú bị ngư dân địa phương hành hung gãy xương đốt bàn tay thì cho biết: “Chắc chắn hành vi coi thường pháp luật của các ngư dân đi trên 5 tàu (M 4017, M 4032, M 4072, M 4074, M 4075) sẽ bị xử lý nghiêm”.

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Lão nông cả đời bảo tồn cá quý trên dòng Mê Kông

Lão nông cả đời bảo tồn cá quý trên dòng Mê Kông

Sông Mê Kông đang ngày càng cạn kiệt về các loài cá quý hiếm. Ông Bảy Bon - lão nông ở Cần Thơ trên dòng sông Hậu dành gần cả đời sưu tầm và bảo tồn các loài cá quý với hy vọng chúng sẽ không biến mất. Kết hợp du lịch, ông đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn mỗi khi khách đến cồn Sơn của TP Cần Thơ.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.