Trà hoa cúc giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Loại trà thảo dược này giàu các hợp chất có lợi như polyphenol và flavonoid, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
 

Trà hoa cúc có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm
Trà hoa cúc có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm


Theo các nhà khoa học, uống trà chamomile (trà hoa cúc) có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp đến 80%. Bắt nguồn bằng một từ tiếng Hy Lạp “chamaimēlon”, chamomile là loại trà thanh nhẹ mang hương vị dịu ngọt. Trà chamomile được làm từ hoa khô của cây “Matricaria chamomilla L”.

Một cuộc khảo sát vừa tiến hành mới đây cho thấy, tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở Hy Lạp thấp hơn đáng kể so với ở Mỹ và châu Âu do người Hy Lạp rất thích uống trà hoa cúc. Ngoài các loại rau tươi và chất béo lành mạnh có trong chế độ ăn Địa Trung Hải, người dân Athens thường thưởng thức trà hoa cúc, và điều đó góp phần làm giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp một cách hiệu quả.

Cụ thể, những người uống trà hoa cúc 2-6 lần trong 1 tuần có thể hạ thấp nguy cơ tuyến giáp phát triển bất thường xuống đến 70%, mặc dù trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vai trò bảo vệ của trà đen và trà xanh trong việc chống lại một số bệnh, kể cả ung thư, nhưng có rất ít tranh cãi và những nghiên cứu về tác dụng của trà đối với bệnh tuyến giáp lành tính và ác tính. Lần đầu tiên, phát hiện này của các nhà khoa học đã chỉ ra uống trà thảo dược, đặc biệt là hoa cúc giúp bảo vệ khỏi các bệnh ung thư tuyến giáp cũng như các bệnh tuyến giáp lành tính khác.

Theo Mercola, hợp chất apigenin trong hoa cúc có tác dụng chống ung thư rất tuyệt vời. Trong một số nghiên cứu được tiến hành ở động vật, apigenin, được tìm thấy trong hoa cúc cũng như cần tây, rau mùi tây, trái cây, và các loại rau khác được chứng minh có tác dụng làm chậm sự phát triển ung thư và giảm mạnh các khối u ung thư.

Một nghiên cứu được tiến hành trong năm 2011 cũng cho thấy kết quả đầy hứa hẹn. Những con chuột bị ung thư vú khi được điều trị với apigenin, các khối u có xu hướng phát triển chậm hơn. Một lần nữa vào năm 2013, apigenin được chứng minh với vai trò ngăn chặn khả năng phát triển các tế bào ung thư vú.

Ngoài khả năng phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp, trà hoa cúc còn có nhiều tác dụng dược lý khác như: kháng khuẩn, chống nấm, chống viêm, chống co thắt, chống loét Antiviral và tác dụng an thần. Không chỉ vậy, trà hoa cúc còn có những công dụng sau:

Chữa lành vết thương do côn trùng cắn. Do rất giàu các hợp chất bioflavonoids apigenin, luteolin, và quercetin nên trà hoa cúc được người Hy Lạp cổ đại, La Mã và Ai Cập đánh giá cao trong việc điều trị vết thương. Các nhà nghiên cứu cho một số con chuột uống nước hoa cúc và nhận thấy, vết thương ở những con chuột này có khả năng mau lành nhanh hơn so với những con không được uống, và họ tin rằng đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa trong hoa cúc làm nên điều đó.

Tiểu đường. Trà hoa cúc là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu được tiến hành ở động vật cho thấy thói quen uống trà hoa cúc có thể giúp làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu ở những con chuột tiểu đường, cũng như làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường bao gồm bệnh thần kinh, đục thủy tinh thể, tổn thương thị lực, suy thận. Các nghiên cứu đã chỉ ra hoa cúc cải thiện tình trạng tăng đường huyết và các biến chứng bệnh tiểu đường bằng cách ức chế lượng đường trong máu, tăng dự trữ glycogen ở gan.

Giảm căng thẳng cơ bắp. Trà hoa cúc làm tăng mức độ glycine, giúp cơ bắp được thư giãn. Glycine cũng có tác dụng giảm bớt căng thẳng cho thần kinh, vì thế có thể giải thích tại sao hoa cúc có hiệu quả đối với căng thẳng, lo âu và trầm cảm.

Giúp ngủ ngon. Trà hoa cúc có tác dụng an thần nên có thể giúp ngủ ngon hơn, nên nó thường được khuyên dùng trước khi đi ngủ. Một nghiên cứu cho thấy những người bị mất ngủ khi được bổ sung hoa cúc đã có những cải thiện đáng kể về giấc ngủ. Trà hoa cúc được coi như một liều thuốc an thần nhẹ. Và các nhà khoa học tin rằng, tác dụng an thần của trà hoa cúc có thể là do các flavonoid, apigenin có liên kết với các thụ thể benzodiazepine trong não.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa. Do tác dụng giúp cơ bắp thư giãn, nên hoa cúc cũng có thể giúp làm dịu cơn đau dạ dày và thậm chí có lợi cho hội chứng ruột kích thích. Trà hoa cúc được các chuyên gia y tế sử dụng cho các bệnh đường tiêu hóa, bao gồm rối loạn tiêu hóa, co thắt hay đau bụng, đầy hơi, loét và ruột kích thích. Theo các nhà khoa học, trà hoa cúc đặc biệt hữu ích trong việc xua tan khí dư, làm dịu dạ dày, thư giãn các cơ bắp, từ đó giúp thức ăn di chuyển thuận lợi trong đường ruột.

Điều trị kích ứng da. Hiệu ứng nhẹ nhàng của trà hoa cúc không dừng lại ở việc cải thiện tâm trạng, mà còn được sử dụng để điều trị các dị ứng da như cháy nắng, phát ban, thậm chí có thể giảm bớt bệnh chàm.

Mai Thương (theo Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.