TP Pleiku: Hàng “hạng sang” vẫn… đều bước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỹ phẩm cao cấp giá đắt đỏ vẫn bán chạy. Ảnh: K.N.B
Mỹ phẩm cao cấp giá đắt đỏ vẫn bán chạy. Ảnh: K.N.B
Trong khi rất nhiều người lao động nghèo, gia đình công chức phải tính toán, căn cơ từng đồng cho việc chi tiêu thường nhật thì một bộ phận người dân vẫn vô tư vung tay cho những món hàng được xếp hạng… xa xỉ.

Một mặt hàng có thể được coi là xa xỉ hiện nay là xe tay ga. Suốt thời gian qua, dẫu “bão giá” đổ xuống từng gia đình nhưng lượng tiêu thụ xe tay ga tại các salon vẫn… đều bước. Theo anh Minh- chủ một salon xe máy trên đường Hùng Vương thì trung bình mỗi ngày tiệm anh bán được khoảng 3-5 chiếc xe tay ga, chủ yếu là các loại: Sky Drive của Suzuki; Air Blade của Honda Việt Nam; Nouvo của Yamaha Motor Việt Nam; Elizabet Attila, Like của SYM… có giá từ 25 triệu đồng đến 45 triệu đồng/chiếc. Có gia đình, ngoài việc sắm một chiếc ô tô để dùng chung thì còn tậu cho mỗi thành viên trong nhà một chiếc xe tay ga “cho tiện công việc mỗi người”. Giờ nhìn ra đường, trong bãi đỗ xe của các công sở dường như lượng xe tay ga tham gia giao thông đang ở thế “áp đảo” so với xe số, bất chấp lời phàn nàn về sự tốn xăng, trong khi xăng tăng giá; bất chấp sự bất tiện mỗi khi xe “trái gió trở trời” vì không có đủ phụ tùng để thay thế.

Một xa xỉ phẩm khác vẫn ung dung “miễn dịch” trước “bão giá”, lạm phát… là mỹ phẩm cao cấp. Chị Hằng-chủ một shop mỹ phẩm trên đường Trần Phú cho biết, thời gian gần đây, nhiều chị em (thậm chí là anh em) không ngại vung tay cho các loại mỹ phẩm cao cấp như: Ohui, Iaso, Dermalogica, Lovite, Elizabeth Arden… nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ… để o bế “mặt tiền”. Giá của các loại mỹ phẩm này khá cao, chỉ một tuýp sữa rửa mặt đã hơn nửa triệu đồng; lọ kem chống nắng 30 ml cũng có giá tương đương; các loại mỹ phẩm dưỡng da, trang điểm có giá vài triệu đồng mỗi lọ.

Còn về thời trang, người ta còn quan tâm hơn tới những chiếc túi, đôi giày hàng hiệu. Mỗi chiếc túi Louis Vuitton, Burberry, Gucci… có giá lên tới vài chục triệu đồng, một đôi giày ít nhất cũng tầm vài triệu đồng. Đó chỉ là vài trong rất nhiều những mặt hàng được xếp vào loại xa xỉ vẫn ung dung trước thời cuộc.

Trong khi nhiều gia đình công chức, lao động nghèo đang phải lao đao trong “bão giá”, từng món cần phải chi ra đều phải đắn đo, cân nhắc thì một bộ phận những người giàu có vẫn không tiếc tiền cho những món hàng xa xỉ… Xét ở góc độ khách quan, việc tiêu dùng hàng hóa xa xỉ tạo ra những phân khúc thị trường tiêu dùng, cơ cấu thị trường được cải thiện một cách phong phú và toàn diện hơn. Đồng thời, kèm với nó là hàng loạt các dịch vụ ăn theo, tạo thêm việc làm mới hoặc những ngành nghề bổ trợ. Đây cũng là những yếu tố tích cực mà hàng hóa xa xỉ mang lại cho xã hội. Tuy nhiên, nếu đặt vào một bức tranh chung thì ở đó sự cách biệt giàu nghèo đang ngày càng nới rộng.
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm