Tổ chức lễ viếng, truy điệu và an táng 15 hài cốt liệt sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 26-12, huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã long trọng tổ chức lễ viếng, truy điệu và an táng 15 hài cốt liệt sĩ tại Khu Di tích lịch sử Chư Tan Kra (xã Ia Xiêr, huyện Sa Thầy).
 Lãnh đạo tỉnh thắp hương viếng các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Duy Tân
Lãnh đạo tỉnh thắp hương viếng các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Duy Tân
Dự lễ có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum; lãnh đạo huyện Sa Thầy; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô (Hà Nội); Ban Liên lạc Hội Cựu chiến binh Trung đoàn 209; Ban Liên lạc Hội Cựu chiến binh Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3); thân nhân các liệt sĩ Trung đoàn 209 và đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện Sa Thầy.
15 hài cốt liệt sĩ được xác định là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 (Sư đoàn 312), chủ yếu là những người con sinh ra ở Hà Nội, đã hy sinh trong trận đánh ác liệt vào ngày 26-3-1968 tại đỉnh Chư Tan Kra (nay thuộc xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy).
Từ ngày 22-11-2017 đến ngày 5-12-2017, với sự phối hợp của các cựu chiến binh Trung đoàn 209, lực lượng quy tập của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tìm kiếm, phát hiện và cốt bốc 15 hài cốt liệt sĩ, trong đó có 11 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy trong một hố chôn tập thể.
Theo lời kể của các cựu chiến binh, trận đánh tại điểm cao Chư Tan Kra ác liệt và căng thẳng, kéo dài nhiều ngày đêm giữa gần 500 chiến sĩ của Trung đoàn 209 với hơn 1.000 lính Mỹ thuộc căn cứ FSB14. Trận đánh này quân ta có hơn 200 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 209 đã anh dũng hy sinh.
Năm 2011, Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Trung đoàn 209 cũng đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quy tập được 81 hài cốt liệt sĩ trong trận đánh vào ngày 26-3-1968.
Sau lễ viếng là lễ truy điệu và an táng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Sa Thầy, lực lượng vũ trang và đông đảo các cựu binh của Trung đoàn 209, nhân dân huyện Sa Thầy đã đưa hài cốt của 15 liệt sĩ về nơi yên nghỉ cuối cùng.
Duy Tân

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null