Tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22-2, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo sửa đổi (DTSĐ) Hiến pháp năm 1992.
 

Ảnh: Thanh Nhật
Ảnh: Thanh Nhật

Tham dự Hội nghị có ông Phạm Đình Thu-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về góp ý DTSĐ Hiến pháp 1992; các vị nguyên là lãnh đạo của tỉnh qua các thời kỳ đã nghỉ hưu đang sống tại TP. Pleiku; các vị đại biểu Quốc hội khoá XI, XII, XIII; các ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV; các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện đội ngũ trí thức, lãnh đạo các ban đảng của tỉnh; các cơ quan tư pháp, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã góp ý vào các nội dung cơ bản trong DTSĐ Hiến pháp 1992 như: Tiếp tục thể chế hoá và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Phát huy nhân tố con người và bảo vệ quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội...

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Đình Thu mong muốn các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, để đưa ra các ý kiến góp ý thật sâu sát với nội dung DTSĐ Hiến pháp 1992. Các ý kiến đóng góp sẽ được tập hợp đầy đủ, chính xác, làm cơ sở để tổng hợp báo cáo cho Ban chỉ đạo tỉnh tiến hành các bước tiếp theo trong thời gian tới đảm bảo đúng tiến độ theo chỉ đạo của Trung ương và kế hoạch của Ban Chỉ đạo tỉnh...

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

(GLO)- Tại các hội nghị góp ý kiến, các đại biểu đều khẳng định quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và tiếp tục thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân”. Theo đó, tại Điều 70 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có những ý kiến đóng góp cụ thể như sau:
Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

(GLO)- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo ý kiến của ông Vương Hồng Quế (đại diện Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng-chống tham nhũng), phát triển kinh tế là tất yếu nhưng trong đầu tư cần phân định tách bạch giữa dự án phát triển kinh tế và dự án phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội.
Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(GLO)- Sáng 27-2, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan và tổ chức xã hội, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo của tỉnh.
Bổ sung vào Điều 38 và 44

Bổ sung vào Điều 38 và 44

(GLO)- 1. Tại khoản 2, Điều 38 Dự thảo Hiến pháp 1992 ghi: “Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật”; theo tôi nên đề nghị bổ sung cụm từ sau đây ở cuối dòng: “..., có thể sử dụng lao động chưa thành niên ở những ngành, nghề phù hợp với độ tuổi do luật định” như vậy mới tạo điều kiện khuyến khích lao động chưa thành niên tham gia lao động, không lãng phí nhân lực và tạo thêm công ăn việc làm.
Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

(GLO)- Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là yêu cầu tất yếu góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Song, vì Hiến pháp là nền tảng cho các đạo luật khác nên phải ngắn gọn còn phạm vi điều chỉnh do luật định.
Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

(GLO)- Qua tiếp thu và nhận thức bước đầu về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cơ bản tôi tán thành cách đặt vấn đề và bố cục. Tuy nhiên còn nhiều điều khoản, từ ngữ, cách diễn đạt cụ thể, tôi đề nghị cũng cần nêu rõ thêm. Trước mắt tôi nêu một số ý kiến có tính chất trao đổi: