Nhiều cách triển khai lấy ý kiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày này, cùng với các địa phương trong cả nước, các xã, phường trên địa bàn TP. Pleiku đã và đang tiến hành tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đến từng hộ gia đình. Nhiều cách làm, cách triển khai đã được các xã, phường áp dụng khá đồng bộ và bài bản dưới sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân.

Tại phường Hoa Lư, TP. Pleiku để việc triển khai lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo đảm bảo chất lượng, đúng thời gian đề ra, HĐND phường đã xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy phường và tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai công tác.

 

Theo đó, HĐND phường tổ chức 2 hội nghị tại phường với sự tham gia của trên 100 lượt người là cán bộ, công chức của UBND phường, trưởng, phó các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ trưởng 13 tổ dân phố và làng Óp để thông qua nội dung Dự thảo và tiến hành hướng dẫn các đại biểu về cách thức triển khai nội dung. Bên cạnh đó, HĐND phường cũng tiến hành thành lập tổ giúp việc để tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân.

Sau hội nghị, các tổ trưởng cũng tổ chức họp dân để thông qua nội dung Dự thảo và phát tài liệu. Đối với những hộ không tham gia họp tổ, tổ trưởng phải đến từng hộ gia đình để phát phiếu và tài liệu kèm theo việc giải thích một số nội dung Dự thảo Hiến pháp để người dân hiểu và có ý kiến đóng góp thiết thực hơn. Tuy nhiên, vì tài liệu không đủ cho mỗi hộ gia đình một cuốn nên các tổ dân phố đã chia nhóm 10-15 hộ sử dụng một cuốn theo hình thức “cuốn chiếu” hoặc thảo luận theo nhóm rồi tự đóng góp ý kiến.

Tại tổ 4, để đảm bảo cho người dân có đủ tài liệu nghiên cứu thuận tiện, nhiều đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành, phường qua các thời kỳ từng nắm được nội dung Dự thảo Hiến pháp nên đã thống nhất nhường tài liệu cho một số hộ dân. Tổ 4 được chia làm 8 cụm, cụm trưởng các cụm sẽ họp dân lại và thông qua từng nội dung của Dự thảo để người dân hiểu nội dung và đưa ra ý kiến đóng góp của mình. Tổ 4 cũng tổ chức họp dân 2 lần với 230 người tham gia.

Anh Nguyễn Thanh Du- Phó Chủ tịch HĐND phường Hoa Lư đánh giá: Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, sự phối hợp của UBND, Ủy ban MTTQ nên phường đã làm tốt công tác tổ chức Hội nghị, họp dân và tuyên truyền.  Do đó, nhân dân trên địa bàn đã thấy được tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp 1992 và phấn khởi tham gia đóng góp nhiều ý kiến thiết thực.

Tại thời điểm này, phường Tây Sơn cũng hoàn tất công tác lấy ý kiến đóng góp của 2.400 hộ gia đình vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Công tác lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo tại phường cũng được chia làm 2 đợt.

Đợt 1, Thường trực HĐND phường đã tiến hành cung cấp tài liệu về Dự thảo đến các đại biểu thuộc cấp ủy chi bộ, tổ dân phố, Mặt trận và một số đồng chí lão thành cách mạng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố đã nghỉ hưu trước khi tổ chức hội nghị 10 ngày để các đại biểu nghiên cứu kỹ nội dung Dự thảo. Tại hội nghị, Thường trực HĐND cũng thông qua nội dung Dự thảo để các đại biểu nắm và tiến hành đóng góp ý kiến cũng như giao trọng trách cho tổ trưởng các tổ dân phố nhiệm vụ phát tài liệu và hướng dẫn người dân tham gia đóng góp ý kiến.

Đợt 2 phường tiến hành triển khai đến từng hộ gia đình với 2.000 quyển, kèm 2.400 phiếu. Tổ trưởng các tổ dân phố sau khi được tập huấn 1 buổi tại UBND phường do HĐND và UBND phường phối hợp tổ chức đã tiến hành phát phiếu cho các hộ gia đình. Bà Đào Thị Dịu- tổ trưởng tổ dân phố 10 cho biết: “Ngày 13-4, Đảng ủy phường đã tổ chức cho 185 hộ dân tổ 9 và tổ 10 để thông qua nội dung Dự thảo. Sau 2 giờ vừa đọc vừa giải thích, nhiều hộ dân cũng đã hiểu ngay nội dung và tiến hành đóng góp ý kiến, một số hộ khác xin phép được mang tài liệu về nhà nghiên cứu. Riêng những hộ thuộc tổ 10 không đi họp, tôi phải đến tận nhà để phát phiếu và tóm tắt nội dung Dự thảo cho từng hộ gia đình hiểu. Để hoàn thành công việc, nhiều lúc tôi phải đợi đến 10 giờ đêm mới gặp được dân sau khi họ đi làm hoặc buôn bán trở về nhà”.

Bà Dịu cũng cho biết thêm: “Đa số người dân tổ dân phố 10 sau khi được giải thích cũng đã hiểu được nội dung Dự thảo và đồng ý với Dự thảo. Tuy nhiên, mọi người cũng đề nghị khi ban hành Hiến pháp mới cần phải có sự kiểm tra việc thực hiện Hiến pháp nhằm đảm bảo đúng quyền và lợi ích cho nhân dân”.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

(GLO)- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo ý kiến của ông Vương Hồng Quế (đại diện Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng-chống tham nhũng), phát triển kinh tế là tất yếu nhưng trong đầu tư cần phân định tách bạch giữa dự án phát triển kinh tế và dự án phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội.
Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(GLO)- Sáng 27-2, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan và tổ chức xã hội, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo của tỉnh.
Bổ sung vào Điều 38 và 44

Bổ sung vào Điều 38 và 44

(GLO)- 1. Tại khoản 2, Điều 38 Dự thảo Hiến pháp 1992 ghi: “Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật”; theo tôi nên đề nghị bổ sung cụm từ sau đây ở cuối dòng: “..., có thể sử dụng lao động chưa thành niên ở những ngành, nghề phù hợp với độ tuổi do luật định” như vậy mới tạo điều kiện khuyến khích lao động chưa thành niên tham gia lao động, không lãng phí nhân lực và tạo thêm công ăn việc làm.
Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

(GLO)- Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là yêu cầu tất yếu góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Song, vì Hiến pháp là nền tảng cho các đạo luật khác nên phải ngắn gọn còn phạm vi điều chỉnh do luật định.
Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

(GLO)- Qua tiếp thu và nhận thức bước đầu về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cơ bản tôi tán thành cách đặt vấn đề và bố cục. Tuy nhiên còn nhiều điều khoản, từ ngữ, cách diễn đạt cụ thể, tôi đề nghị cũng cần nêu rõ thêm. Trước mắt tôi nêu một số ý kiến có tính chất trao đổi: