Đôi điều cần bàn thêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng, việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục triển khai cho đến cuối tháng 9 năm nay. Theo ý kiến chủ quan của người viết bài này thì việc đánh giá kết quả ban đầu trong thời gian qua của việc tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp và việc tiếp thu, tổng hợp các ý kiến của người dân cũng còn có đôi điều cần quan tâm và cần bàn thêm.

Trước hết về công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương lớn này của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các văn bản cần thiết giúp người dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu và những vấn đề cốt lõi của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần được nhiều người, nhiều tổ chức và đặc biệt là các nhà khoa học, nhà kinh tế, những chuyên gia, những người có uy tín trong cộng đồng… công bằng mà nói ngoài sự nỗ lực chuyển tải từ các cơ quan thông tin đại chúng, các hình thức tuyên truyền khác các cấp, ngành, nhất là địa phương cơ sở làm chưa thật tốt.

 

 

Nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp khá dài, nhiều vấn đề lớn đặt ra, nhiều lĩnh vực cần đến sự phân tích có tính khoa học, cần cho người muốn tham gia góp ý có thời gian suy ngẫm, thế nhưng khi triển khai lấy ý kiến, nhiều nơi người chủ trì của tổ chức, nhất là ở khu vực đường phố, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khá lúng túng, không nắm được vấn đề, thậm chí không hiểu hết nội dung nên chất lượng của các cuộc hội nghị lấy ý kiến còn hạn chế. Những ý kiến chung chung “đồng ý”, “tán thành” là chủ yếu.

Mặt khác, trách nhiệm công dân của không ít người được mời tham gia đóng góp ý kiến cũng không cao. Nhiều người cho rằng việc trọng đại này thuộc về cán bộ, người có trách nhiệm trong Đảng và chính quyền. Và vì thế, chắc chắn việc tiếp thu và tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền trong vấn đề này chất lượng sẽ không cao.

Một bộ phận nhỏ khác với sự vô tình hay cố ý, nhất là những thành phần bất mãn, hiềm khích cá nhân đã lợi dụng diễn đàn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp để đưa ra những quan điểm sai trái, nói và viết những điều xằng bậy, chỉ trích, bôi nhọ cán bộ, đảng viên. Hơn thế nữa, có người còn lợi dụng dân chủ, công khai, minh bạch để phát tán những tài liệu chống lại Đảng và Nhà nước, đòi hỏi những điều vô lý, phủ nhận quá khứ, quy chụp thô thiển về những hạn chế, khó khăn, bất cập mà có lúc, có nơi nước nhà còn gặp phải.

Những khó khăn, bất cập, khuyết điểm trong những thời kỳ lịch sử nhất định đã được Đảng và Nhà nước ta nhận ra, nhận lãnh trách nhiệm về mình và kiên quyết từng ngày tự vận động đấu tranh để khắc phục, sửa chữa. Vượt qua bao khó khăn thách thức, từ một nước lạc hậu nghèo nàn, sau các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang để lại bao hậu quả khôn lường, thế mà chỉ sau thời gian chưa dài thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, ngày nay kinh tế, xã hội của nước nhà đã có những thay đổi vượt bậc. Điều ấy mọi người Việt Nam và bạn bè quốc tế đều ghi nhận, chẳng lẽ chỉ một bộ phận nhỏ những người “ngoài cuộc” mà đang sống trong lòng dân tộc lại chẳng hề hay biết?

Đâu đó, nhất là vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh… đời sống một bộ phận người dân vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo là điều không khó hiểu. Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước liên tục phát động, đồng thời có hàng loạt chính sách kèm theo, từ việc tuyên truyền vận động, đào tạo giáo dục, cho đến việc cung cấp tư liệu sản xuất, cho vay và hỗ trợ tài chính, tài sản, vì vậy, bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi đáng kể.

Tại Gia Lai, chúng ta đã chứng kiến hàng vạn hộ đồng bào dân tộc thiểu số ngày nay đã thoát nghèo, đã làm ra có của ăn của để. Nhiều vùng cây lương thực, thực phẩm, cây chuyên canh, cây nguyên liệu ngắn và dài ngày do người Jrai, Bahnar làm nên, điều đó chẳng lẽ lại có những người không thấy, không biết hay cố tình phủ nhận?  

Việc tiếp tục triển khai chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về lấy ý kiến của nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho đến cuối tháng 9 năm nay là hợp lòng dân. Hình thức tổ chức lấy ý kiến đa dạng, phong phú, tạo mọi thuận lợi về văn bản để mọi người tiếp cận nhanh và chính xác, với các hình thức góp ý như bằng văn bản gởi đến những cơ quan chức năng, bằng ý kiến tại các cuộc hội họp do các cơ quan đoàn thể có trách nhiệm tổ chức.

Một mặt, mọi người tôn trọng từng ý kiến của người tham gia xây dựng Hiến pháp, nhưng mặt khác cũng đồng thời đấu tranh kiên quyết với những ai lợi dụng diễn đàn này để truyền bá tư tưởng chống đối chế độ, chống lại nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chỉ đạo vấn đề này, theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh Gia Lai, các ngành, các cấp, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị và các địa phương vừa tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai ở nơi mình vừa tăng cường lãnh đạo chỉ đạo, rút kinh nghiệm trong đợt lấy ý kiến vừa qua, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, nhất là công tác tuyên truyền.

Công tác tuyên truyền lần này được Tỉnh ủy lưu ý là cần làm rõ những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp một cách khoa học, thuyết phục, chặt chẽ, làm cho người dân nắm vững, hiểu đúng nội dung, từ đó bày tỏ chính kiến của mình trong khi tham gia góp ý, đồng thời và kịp thời đấu tranh ngăn chặn việc lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Đó là những nội dung chỉ đạo cần thiết và đúng đắn cho thời gian còn lại của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của cấp có thẩm quyền!

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

(GLO)- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo ý kiến của ông Vương Hồng Quế (đại diện Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng-chống tham nhũng), phát triển kinh tế là tất yếu nhưng trong đầu tư cần phân định tách bạch giữa dự án phát triển kinh tế và dự án phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội.
Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(GLO)- Sáng 27-2, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan và tổ chức xã hội, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo của tỉnh.
Bổ sung vào Điều 38 và 44

Bổ sung vào Điều 38 và 44

(GLO)- 1. Tại khoản 2, Điều 38 Dự thảo Hiến pháp 1992 ghi: “Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật”; theo tôi nên đề nghị bổ sung cụm từ sau đây ở cuối dòng: “..., có thể sử dụng lao động chưa thành niên ở những ngành, nghề phù hợp với độ tuổi do luật định” như vậy mới tạo điều kiện khuyến khích lao động chưa thành niên tham gia lao động, không lãng phí nhân lực và tạo thêm công ăn việc làm.
Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

(GLO)- Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là yêu cầu tất yếu góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Song, vì Hiến pháp là nền tảng cho các đạo luật khác nên phải ngắn gọn còn phạm vi điều chỉnh do luật định.
Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

(GLO)- Qua tiếp thu và nhận thức bước đầu về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cơ bản tôi tán thành cách đặt vấn đề và bố cục. Tuy nhiên còn nhiều điều khoản, từ ngữ, cách diễn đạt cụ thể, tôi đề nghị cũng cần nêu rõ thêm. Trước mắt tôi nêu một số ý kiến có tính chất trao đổi: