Hội đồng Dân tộc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 21-2, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 5 góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Phát biểu tại phiên họp, các ý kiến đánh giá quyền của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được luật hóa trên nhiều phương diện, tạo điều kiện cho đồng bào có cơ hội thuận lợi phát triển về mọi mặt; khẳng định tính nhất quán chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau để cùng phát triển.

 

Ông Ksor Phước- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu khai mạc phiên họp.
Ông Ksor Phước- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu khai mạc phiên họp.

Cùng với sự hoàn thiện từng bước hệ thống pháp luật của đất nước, quyền bình đẳng của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được luật hóa, công dân là người các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực đời sống: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…

Góp ý vào nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc) Lù Văn Que đề xuất cần mở rộng cách thức dân chủ trực tiếp. Đại biểu nêu hiện nay dân chủ trực tiếp mới chỉ có hình thức bầu cử đại biểu nên còn hạn chế.

“Việc gì dân trực tiếp được cứ để dân làm, càng dân chủ trực tiếp càng tốt”- đại biểu bày tỏ. Cùng với đó, đại biểu đề nghị cần nâng cao trách nhiệm dân chủ đại diện.

Đại biểu đề xuất việc gì dân không trực tiếp được mới thông qua gián tiếp, ngoài thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước, phải thêm thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vì Mặt trận còn là nơi để nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình, đó vừa là dân chủ trực tiếp, vừa là dân chủ gián tiếp.

Theo đại biểu cách thức này đòi hỏi các cơ quan quyền lực, các đại biểu dân bầu, các công chức nhà nước phải làm tốt trách nhiệm đại diện của dân, không được lạm dụng quyền lực nhà nước của dân; trước khi bàn định công việc phải hỏi ý kiến nhân dân, phải tôn trọng và biết nghe dân nói, sự giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nếu cơ quan quyền lực và công chức nhà nước, đại biểu dân bầu làm không tốt trách nhiệm đại diện của dân thì dân có quyền miễn nhiệm…

Nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tráng A Pao cho rằng sửa đổi Hiến pháp phải khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; khẳng định tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, đồng thời phải đảm bảo tính kế thừa các Hiến pháp trước đây và trên cơ sở tổng kết 21 năm thi hành Hiến pháp năm 1992.

Chia sẻ quan điểm của mình, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tráng A Pao đề nghị giữ nguyên quy định như Hiến pháp hiện hành về Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Theo đại biểu quy định bầu các chức danh Phó Chủ tịch của Hội đồng Dân tộc và Phó Chủ nhiệm của các Ủy ban cùng các Ủy viên của Hội đồng và các Ủy ban để tăng tính dân chủ của đại biểu.

Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Thào Xuân Sùng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La nhất trí cao với yêu cầu, quan điểm của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 9 nội dung cơ bản của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Đại biểu đánh giá dự thảo được kết cấu chặt chẽ, khoa học, ngắn gọn và cụ thể, thấm nhuần tư tưởng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Theo đại biểu tại khoản 2, Điều 8 cần thiết kế lại theo tinh thần quán triệt sâu sắc và thường xuyên thực hiện phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.

Theo đó nội dung mới được bổ sung của khoản 2, Điều 8 sẽ là “Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm chống lãng phí”.

Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Sơn Nhin thể hiện quan điểm nhất trí với quy định của Điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ “duy nhất” vào cuối khoản 1 như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Tại phiên họp, các đại biểu cho ý kiến nhiều nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về lời nói đầu, về chế độ chính trị, về quyền con người, nghĩa vụ cơ bản của công dân; về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, môi trường; về bảo vệ Tổ quốc...

Trong đó các ý kiến tập trung đóng góp về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; đánh giá vấn đề dân tộc và công tác dân tộc trong Hiến pháp sửa đổi đã thể chế hóa tinh thần các Nghị quyết Đại hội X, Đại hội XI cũng như tổng kết thực tiễn về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua.

Các đại biểu cũng cho ý kiến về các quy định về quyền xác định dân tộc; về quyền bảo tồn phát huy và phát triển văn hóa, giáo dục của đồng bào dân tộc thiểu số; quyền quyết định chính sách dân tộc của Quốc hội và những quy định bổ sung, sửa đổi về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng Dân tộc…

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

(GLO)- Tại các hội nghị góp ý kiến, các đại biểu đều khẳng định quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và tiếp tục thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân”. Theo đó, tại Điều 70 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có những ý kiến đóng góp cụ thể như sau:
Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

(GLO)- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo ý kiến của ông Vương Hồng Quế (đại diện Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng-chống tham nhũng), phát triển kinh tế là tất yếu nhưng trong đầu tư cần phân định tách bạch giữa dự án phát triển kinh tế và dự án phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội.
Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(GLO)- Sáng 27-2, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan và tổ chức xã hội, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo của tỉnh.
Bổ sung vào Điều 38 và 44

Bổ sung vào Điều 38 và 44

(GLO)- 1. Tại khoản 2, Điều 38 Dự thảo Hiến pháp 1992 ghi: “Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật”; theo tôi nên đề nghị bổ sung cụm từ sau đây ở cuối dòng: “..., có thể sử dụng lao động chưa thành niên ở những ngành, nghề phù hợp với độ tuổi do luật định” như vậy mới tạo điều kiện khuyến khích lao động chưa thành niên tham gia lao động, không lãng phí nhân lực và tạo thêm công ăn việc làm.
Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

(GLO)- Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là yêu cầu tất yếu góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Song, vì Hiến pháp là nền tảng cho các đạo luật khác nên phải ngắn gọn còn phạm vi điều chỉnh do luật định.
Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

(GLO)- Qua tiếp thu và nhận thức bước đầu về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cơ bản tôi tán thành cách đặt vấn đề và bố cục. Tuy nhiên còn nhiều điều khoản, từ ngữ, cách diễn đạt cụ thể, tôi đề nghị cũng cần nêu rõ thêm. Trước mắt tôi nêu một số ý kiến có tính chất trao đổi: