4 điểm nên sửa đổi bổ sung trong Điều 32

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Về cơ bản, tôi nhất trí với những đề xuất của Ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp về Điều 32 Dự thảo này, tuy nhiên, có 4 điểm nên sửa đổi, bổ sung bao gồm:
 

1) Khoản 1 Điều 32 Dự thảo sửa đổi quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Bỏ đi cụm từ  “và phải chịu hình phạt” vì nội dung khoản này đã rất đầy đủ. Vì vậy, để bảo đảm nội dung nguyên tắc “suy đoán vô tội” và thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, cũng như tương ứng với các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự, nên bổ sung thêm nội dung: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

2) Khoản 2 Điều 32 Dự thảo sửa đổi quy định: “Người bị buộc tội có quyền được Tòa án xét xử. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” nên sửa đổi, bổ sung thành: “Người bị buộc tội có quyền được Tòa án xét xử. Không ai bị Tòa án kết án hai lần về một tội phạm mà người đó đã bị kết án” cho bảo đảm đầy đủ nội dung.

3) Khoản 3 Điều 32 Dự thảo sửa đổi quy định: “Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa” nên sửa đổi, bổ sung thêm cả quyền trợ giúp, tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện... nên gọi là “và những người khác theo quy định của pháp luật”. Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 còn quy định cả trợ giúp viên pháp lý cũng được coi là người bào chữa thực hiện các nhiệm vụ như: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện theo pháp luật... hoặc dự phòng sau này có thể có thêm chủ thể nào đó được pháp luật quy định có quyền này.

4) Khoản 4 Điều 32 Dự thảo sửa đổi quy định: “Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật” nên sửa đổi, bổ sung cho ngắn gọn và thống nhất với Điều 29 Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau: “Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự, quyền lợi. Người làm trái pháp luật trong các hoạt động tố tụng gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật”.

Luật sư  Hoàng Gia Đoán
(Văn phòng Luật sư Hoàng Gia Luật, Đoàn Luật sư tỉnh Gia Lai)

Có thể bạn quan tâm

Quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

(GLO)- Tại các hội nghị góp ý kiến, các đại biểu đều khẳng định quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và tiếp tục thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân”. Theo đó, tại Điều 70 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có những ý kiến đóng góp cụ thể như sau:
Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào dự thảo

(GLO)- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo ý kiến của ông Vương Hồng Quế (đại diện Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng-chống tham nhũng), phát triển kinh tế là tất yếu nhưng trong đầu tư cần phân định tách bạch giữa dự án phát triển kinh tế và dự án phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội.
Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(GLO)- Sáng 27-2, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan và tổ chức xã hội, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo của tỉnh.
Bổ sung vào Điều 38 và 44

Bổ sung vào Điều 38 và 44

(GLO)- 1. Tại khoản 2, Điều 38 Dự thảo Hiến pháp 1992 ghi: “Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật”; theo tôi nên đề nghị bổ sung cụm từ sau đây ở cuối dòng: “..., có thể sử dụng lao động chưa thành niên ở những ngành, nghề phù hợp với độ tuổi do luật định” như vậy mới tạo điều kiện khuyến khích lao động chưa thành niên tham gia lao động, không lãng phí nhân lực và tạo thêm công ăn việc làm.
Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

Ngắn gọn nhưng đủ nghĩa

(GLO)- Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là yêu cầu tất yếu góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Song, vì Hiến pháp là nền tảng cho các đạo luật khác nên phải ngắn gọn còn phạm vi điều chỉnh do luật định.
Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

Cần làm rõ nội dung Điều 18 và 19

(GLO)- Qua tiếp thu và nhận thức bước đầu về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cơ bản tôi tán thành cách đặt vấn đề và bố cục. Tuy nhiên còn nhiều điều khoản, từ ngữ, cách diễn đạt cụ thể, tôi đề nghị cũng cần nêu rõ thêm. Trước mắt tôi nêu một số ý kiến có tính chất trao đổi: