Tình yêu bao la của người mẹ con có con bị động kinh là tân cử nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước giờ trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân Phan Tích Thiện, mẹ của em còn tưởng đây là mơ vì một người bị động kinh cục bộ, thường xuyên lên cơn co giật như Thiện "chỉ mong biết được chữ là tốt", tốt nghiệp đại học là điều ngoài sức tưởng tượng.

 

Tích Thiện (thứ 2 từ phải sang) cùng bạn bè trong lễ tốt nghiệp.
Tích Thiện (thứ 2 từ phải sang) cùng bạn bè trong lễ tốt nghiệp.



Ngày 14.11, Trường đại học Văn Hiến tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho gần 1400 cử nhân, kỹ sư cho sinh viên nhà trường. Phan Tích Thiện là tân cử nhân ngành Xã hội học nhận bằng tốt nghiệp trong đợt này.

Không như nhiều bạn cùng trang lứa, Thiện là một sinh viên bị động kinh cục bộ, tay chân, miệng, lưỡi đều không nghe theo ý mình. Tuy mắc phải căn bệnh nặng, tưởng chừng phải bỏ ngang việc học nhưng Thiện không đầu hàng số phận, luôn nỗ lực học tập tốt.

Trên hành trình đến với tri thức của Thiện luôn có sự song hành và ủng hộ hết mình của mẹ là bà Huỳnh Thị Lệ Ngọc, đây chính là động lực giúp Thiện vượt lên nghịch cảnh.


 

Niềm vui của bà Lệ Ngọc trong ngày trao bằng của con trai
Niềm vui của bà Lệ Ngọc trong ngày trao bằng của con trai "cưng".



Cả đêm hôm trước, hai mẹ con bà Ngọc và Thiện không ngủ được. Đến sát giờ làm lễ, bà Huỳnh Thị Lê Ngọc còn luôn miệng nói “tôi cứ nghĩ đây là mơ chứ không phải sự thật”.

Từ lúc mới sinh ra, cậu bé Thiện đã phải tập vật lý trị liệu khi mới đầy tháng cho tới bây giờ. Đến tuổi đi học, trường không dám nhận cậu học trò “tay chân hay co giật, phát âm không rõ lời” vào học. Thương con, tin rằng con mình có thể học tốt, bà Lệ Ngọc phải năn nỉ Ban giám hiệu trường cùng lời hứa “xin cho Thiện học thử một năm, nếu học xong một năm cháu theo kịp bạn bè thì nhà trường sẽ nhận, nếu không gia đình sẽ đón Thiện về”.

Bà Ngọc rưng rưng nước mắt kể lại quá trình đồng hành cùng Thiện: “Lúc con được nhận vào trường tiểu học, tôi mừng lắm. Đến năm lớp 6, có lúc con muốn dừng việc học vì nhiều khó khăn chồng chất, nhưng nhờ sự động viên của gia đình, thầy cô và ý chí của Thiện, đến ngày hôm nay, con tôi đã trở thành cử nhân đại học. Việc này ngoài sức tưởng tượng, tôi hãnh diện và tự hào về con trai của mình lắm”.



 

 Cô Hai của Tích Thiện - người luôn bên cạnh chăm sóc em từ nhỏ đến lớn.
Cô Hai của Tích Thiện - người luôn bên cạnh chăm sóc em từ nhỏ đến lớn.



Nhiều năm liền, bà Lệ Ngọc chăm lo cho Thiện tất cả mọi thứ, là chỗ dựa tinh thần mỗi lúc em cần tâm sự. Vất vả là thế nhưng bà rất hạnh phúc vì sinh được Thiện, một người con theo bà nói là "tuyệt vời".

Bà Lệ Ngọc tâm sự: "Người bình thường chưa chắc đã học tốt như vậy. Con tôi đạt được như thế tôi vui mừng lắm, hạnh phúc lắm. May mắn là có những người thân luôn bên cạnh giúp đỡ, luôn phụ tôi chăm sóc Thiện bằng tất cả tình yêu thương. Ở trường, việc học của Thiện được các thầy cô giáo luôn quan tâm dìu dắt trong suốt 4 năm Đại học. Tôi rất biết ơn họ".

Tại buổi lễ, Thiện ôm chầm mẹ của mình. Em cho biết tấm bằng là món quà em muốn dành tặng mẹ và những người thân trong gia đình. "Nhờ sự tin tưởng của cả nhà, rằng em có thể học tốt, làm tốt mà em mới tin tưởng chính bản thân, luôn cố gắng để có được thành quả như hôm nay" - Thiện xúc động chia sẻ.

Anh Nhàn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.