Tìm hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, nhờ sự góp sức của các chương trình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nên bộ mặt nông thôn cũng như đời sống của người dân ở Krông Pa thêm nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn đó những khó khăn.

Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn cao

 

Chị Pep bên ruộng lúa rẫy.                                                                                               Ảnh. H.T
Chị Pep bên ruộng lúa rẫy. Ảnh. H.T

Giữa trưa nắng gắt, tại cánh đồng buôn Thức (xã Chư Ngọc), nhiều người dân vẫn mải mê với việc đồng áng. Buồn bã nhìn những cây lúa đứng trơ dưới đất pha cát nóng rát, chị Pep cho hay, dù giống lúa ấy có sức chịu hạn dẻo dai đến đâu, nếu ít ngày tới trời vẫn không có mưa thì cũng chết khô. Chị Pep kể, đám ruộng này năm trước thu được 5 bao lúa; năm nay, thấy đầu vụ có mưa, chị gieo hạt, lúa mọc lên được từng này mà chưa thấy những cơn mưa tiếp theo. Ở mảnh ruộng cạnh đó, bà Phia ngồi bệt trên đất, chậm rãi nhổ từng khóm lúa. “Mình nhổ những cây lúa này mang đến chỗ có nước để tránh cây chết, đợi trời mưa thì dặm lại”-bà Phia nói.

Trao đổi với P.V, ông Lê Quang Hân-cán bộ địa chính-nông nghiệp xã Chư Ngọc, cho biết: “Thực ra, người dân ở đây rất cần cù, chịu khó. Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế nên việc tuyên truyền để bà con áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất không thể một sớm một chiều. Thời gian qua, xã Chư Ngọc đã thực hiện nhiều giải pháp đưa giống mới vào sản xuất nhưng do đất không phù hợp để trồng các loại cây lương thực mà chỉ trồng được một số cây chịu hạn tốt như: mía, mì, điều. Một số hộ dân cũng đã chuyển đổi từ lúa rẫy sang trồng mì và điều. Xã cũng đang tích cực vận động người dân chuyển những diện tích lúa rẫy kém hiệu quả sang trồng mía theo mô hình cánh đồng lớn. Lợi ích của trồng mía cánh đồng lớn là có doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ giống, có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con từ khâu làm đất, chăm sóc cho đến khu thu hoạch”.

 

Krông Pa xác định chăn nuôi bò lai là chìa khóa thoát nghèo cho bà con dân tộc thiểu số. Ảnh: H.T
Krông Pa xác định chăn nuôi bò lai là chìa khóa thoát nghèo cho bà con dân tộc thiểu số. Ảnh: H.T

Tình hình ở xã Đất Bằng, Ia Rmok, Ia Hdreh… cũng không khác Chư Ngọc là mấy. Đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên ngoài cây mì, điều, không có cây nào khác để giúp bà con đổi đời. Còn về chăn nuôi, Krông Pa được mệnh danh là vùng “chảo lửa” nên người dân bảo chỉ có nuôi bò và dê cỏ là phù hợp nhất. Song do trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của người dân nơi đây còn hạn chế nên cái nghèo vẫn cứ đeo bám thường trực.

Cần giúp bà con lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp

Những năm qua, các chương trình, dự án giảm nghèo đã giúp bộ mặt nông thôn ở Krông Pa thêm khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để giúp người dân, nhất là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững thì cần có giải pháp căn cơ. Theo phản ánh của người dân xã Chư Ngọc và Ia Rmok, thời gian qua, việc hỗ trợ cây-con giống chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của người dân nên ít mang lại hiệu quả.

 

Huyện Krông Pa hiện có 8 xã đặc biệt khó khăn với 6.070 hộ nghèo (chiếm 34,1%), trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 88,8%. Huyện phấn đấu mỗi năm giảm 6-8% hộ nghèo.

Trước tình hình đó, mới đây, huyện Krông Pa đã cử các tổ công tác tiến hành phúc tra, rà soát hộ nghèo tại 2 xã điểm xây dựng nông thôn mới là Ia Mlah và Phú Cần để có những đánh giá cụ thể và giúp bà con thoát nghèo. Trên cơ sở đó, 55 cơ quan, đơn vị trực tiếp nhận giúp đỡ các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo thuộc diện chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số sớm thoát nghèo bền vững. Cùng với đó, huyện cũng huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy về “Huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông các xã, thị trấn giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025” và đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. “Trước mắt, huyện sẽ sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế và khoa học công nghệ để hỗ trợ cho nông dân xây dựng cánh đồng lớn; đồng thời đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, giúp hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi phương thức canh tác lạc hậu.
 

Trồng rau sạch trong nhà lưới đang là hướng thoát nghèo cho bà con dân tộc thiểu số ở  xã Chư Ngọc. Ảnh: H.T
Trồng rau sạch trong nhà lưới đang là hướng thoát nghèo cho bà con dân tộc thiểu số ở xã Chư Ngọc. Ảnh: H.T

Riêng đối với hộ nghèo thuộc diện chính sách, huyện có chủ trương tặng sổ tiết kiệm; những hộ nghèo neo đơn sẽ hỗ trợ gạo và thực hiện các chính sách liên quan. Cùng với đó, huyện xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp theo từng nhóm hộ có đất sản xuất liền kề để giúp bà con phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập”-ông Nguyễn Văn Hường-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Krông Pa, cho biết.

Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.