“Tiết học biên cương”: Bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm trang bị cho học sinh ở khu vực biên giới những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, đường biên cột mốc, các đồn Biên phòng đã chủ động phối hợp với các đơn vị trường học tổ chức “Tiết học biên cương”.

Những thông tin, kiến thức hữu ích từ tiết học đã góp phần giáo dục và bồi đắp tình yêu Tổ quốc cho thế hệ trẻ.

Đánh giá về chương trình phối hợp cùng Đồn Biên phòng Ia O trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tham quan đơn vị và cột mốc biên giới qua “Tiết học biên cương”, thầy Nguyễn Duy Tân-Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (xã Ia O, huyện Ia Grai) nhìn nhận: Đây là tiết học rất ý nghĩa. Các em học sinh được đến thăm nơi làm việc, rèn luyện, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và tham quan cột mốc biên giới. Các em rất hào hứng và nắm bắt nội dung tiết học tốt.

Các em học sinh Trường THCS Chu Văn An (xã Ia O, huyện Ia Grai) tham quan cột mốc 25 (3). Ảnh: P.D

Các em học sinh Trường THCS Chu Văn An (xã Ia O, huyện Ia Grai) tham quan cột mốc 25 (3). Ảnh: P.D

Tham gia hoạt động trải nghiệm, em Rơ Châm Phương Vy (Trường THCS Chu Văn An) phấn khởi chia sẻ: “Qua tiết học, em biết thêm nhiều thông tin về nơi mình sinh ra, lớn lên. Em cũng hiểu hơn về sự vất vả, hy sinh của các chú bộ đội Biên phòng trong công tác tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc và đấu tranh với các loại tội phạm để giữ bình yên buôn làng. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt và tích cực tuyên truyền, vận động người thân cùng chung tay giữ gìn an ninh biên giới”.

Để tiết học mang lại hiệu quả thiết thực, Đồn Biên phòng Ia O phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, chiến sĩ và xây dựng giáo án với chuỗi hoạt động phù hợp. Thiếu tá Đỗ Quang Cường-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia O-cho biết: Các em học sinh có hơn 1 giờ đồng hồ tham quan và nghe giới thiệu sơ lược về đơn vị cũng như kết quả công tác phân giới cắm mốc.

Tiếp đó, các em tham quan thực tế tại cột mốc 25 (3), cách đơn vị chừng 4 km. Tại đây, cán bộ của Đồn giới thiệu về quá trình khảo sát xây dựng, ý nghĩa của cột mốc trong bảo vệ chủ quyền quốc gia và giải đáp những thắc mắc của học sinh liên quan đến chủ quyền an ninh biên giới.

“Trên thực tế, nhiều em học sinh chưa hiểu về biên giới, có em chưa từng đến khu vực cột mốc biên giới. Với tinh thần mỗi người dân là một “cột mốc sống” và là cánh tay nối dài của Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, chúng tôi hy vọng “Tiết học biên cương” giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Đơn vị tiếp tục phối hợp tổ chức “Tiết học biên cương” vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024)”-Thiếu tá Cường cho hay.

Chương trình "Tiết học biên cương" do Đồn Biên phòng Ia Púch phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Phù Đổng tổ chức (ảnh đơn vị cung cấp)

Chương trình "Tiết học biên cương" do Đồn Biên phòng Ia Púch phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Phù Đổng tổ chức (ảnh đơn vị cung cấp)

Tuyến biên giới do Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đang trong quá trình phối hợp thực hiện phân giới cắm mốc. Do đó, “Tiết học biên cương” được tổ chức theo hình thức tập trung hoặc lồng ghép vào các buổi chào cờ đầu tuần.

Trong tiết học, cán bộ của Đồn Biên phòng Ia Púch trình chiếu powerpoint với những hình ảnh, video clip kèm thuyết trình giới thiệu về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, đặc điểm đường biên, cột mốc tại địa phương, công tác quản lý biên giới của lực lượng Bộ đội Biên phòng; chủ quyền biển, đảo Việt Nam; Luật Biên phòng Việt Nam…

Thầy Phan Thành Tiến-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Phù Đổng (xã Ia Púch) cho biết: Ban đầu, “Tiết học biên cương” diễn ra tại sân trường trong hoạt động chào cờ đầu tuần với 100% học sinh tham gia. Tuy nhiên, vì thời tiết không đảm bảo nên chương trình dời địa điểm tổ chức sang nhà văn hóa xã, số lượng học sinh tham gia cũng giới hạn với hơn 90 em.

“Qua “Tiết học biên cương”, các em hiểu rõ vai trò, ý nghĩa đường biên, cột mốc; dấu hiệu nhận biết đường biên, cột mốc; những khó khăn, vất vả của Bộ đội Biên phòng trong công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn; truyền thống của lực lượng Bộ đội Biên phòng”-thầy Tiến chia sẻ.

Theo Thiếu tá Phan Công Thắng-Chính trị viên Đồn Biên phòng Ia Púch: Tiết học nhằm trang bị thêm kiến thức về biên giới, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về chủ quyền quốc gia; bồi đắp lòng yêu nước, giúp các em xác định được trách nhiệm của bản thân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Có thể bạn quan tâm

Phóng viên trẻ Gen Z đã và đang hướng bản thân trở thành người làm báo đa năng (ảnh nhân vật cung cấp).

Phóng viên gen Z “kể chuyện” bằng đa ngôn ngữ

(GLO)- Trong dòng chảy sôi động của báo chí đương đại, một thế hệ nhà báo mới đang từng bước khẳng định mình bằng sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo. Họ là những người làm báo thế hệ gen Z trưởng thành giữa làn sóng công nghệ và có thể “kể chuyện” với đa ngôn ngữ trên nhiều nền tảng.

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, giới trẻ đã thể hiện sự năng động, sáng tạo qua các nền tảng như Vlog, TikTok, podcast... Không chỉ là trào lưu mạng xã hội, xu hướng này phản ánh cách giới trẻ tiếp cận công nghệ, thể hiện bản thân và kết nối với cộng đồng.

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên đột phá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại. Nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh của mình, người trẻ đã tiên phong đột phá công nghệ để cùng đất nước vươn mình, phát triển.

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

(GLO)- Từ bỏ cơ hội có thu nhập cao và việc làm ổn định ở các thành phố lớn, nhiều trí thức trẻ đã tình nguyện đăng ký đến công tác tại các khu kinh tế-quốc phòng của Binh đoàn 15 và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đơn vị cũng như ở địa phương nơi công tác.