Tiếng khóc diệu kỳ: Phép màu của chuột túi  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có những ca sinh non, nhẹ cân mà bé sơ sinh chỉ nặng 500 - 700 gr. Nhờ phương pháp nuôi con Kangaroo , mô phỏng cách ấp con “da kề da” qua chiếc túi bụng, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ của những chú chuột túi, đã giúp hồi sinh nhiều thiên thần bé xíu.

Con là hy vọng

Hồ Mỹ Nhân, cái tên đầy kỳ vọng mà anh Hồ Thanh Hải và chị Thái Diễm Châu vừa đặt cho con gái ra đời ở tuần thứ 26, chỉ nặng vỏn vẹn 550 gr. Chị Châu đã nằm viện ấp con được 3 tuần, bé gái hiện đã tạm ổn, có thể ăn sữa đều và tăng cân. Bà mẹ 40 tuổi nói đã có chút sữa mẹ để cho bé bú thêm sau 1 tháng mất sữa vì phải cách ly với bé do bé nằm hồi sức ở lồng ấp. “Vui lắm cô ơi, bữa nay con được 8 lạng mấy rồi nè”, chị Châu vừa đút sữa cho con vừa trò chuyện.

 

 Các bác sĩ, nữ hộ sinh tại Phòng điều trị tích cực, BV Từ Dũ. Ảnh: Ngọc Dương
Các bác sĩ, nữ hộ sinh tại Phòng điều trị tích cực, BV Từ Dũ. Ảnh: Ngọc Dương


Thai kỳ của chị Châu nằm ngoài ý muốn vì ở tuổi 39, chị và chồng đã có một cậu con trai 18 tuổi. Anh Hải bị bướu cổ, uống thuốc kéo dài 6 - 7 năm nên chị Châu nghĩ mình không thể mang thai. Trước đó, chị từng bị hư thai 1 lần nên không hề lên kế hoạch có con.

“Nhưng dịch Covid-19 ập tới, ông xã không thể đi lấy thuốc uống trị bướu cổ, rồi bị cách ly ở nhà miết cái tự nhiên có thai. Xét nghiệm em bé không bị dị tật lại con gái, hai vợ chồng mừng lắm”, chị Châu kể. Sau khi phát hiện bệnh lý và phải chấm dứt thai kỳ, mổ bắt con, chị Châu đã rất lo lắng.

Lúc mới sinh con, vợ chồng chị Châu phập phồng lo âu nghĩ sẽ không thể nuôi bé được. Chị nhớ lại những ngày đợi tin con gái còn nằm trong lồng ấp tại Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP.HCM): “Ngày nào tôi cũng khóc, không gặp bất kỳ ai, nhốt mình trong phòng riêng không biết ngày đêm bên ngoài. Tôi cứ nghĩ mình sẽ mất con, khóc muốn mù hai con mắt. Bà con tới thăm thì tui dặn người nhà đừng có cho vô thăm, muốn trầm cảm thiệt”.


 

Vợ chồng anh Hải, chị Châu chăm bé gái chỉ nặng 550 gr lên được gần 800 gr sau 2 tháng nuôi Kangaroo
Vợ chồng anh Hải, chị Châu chăm bé gái chỉ nặng 550 gr lên được gần 800 gr sau 2 tháng nuôi Kangaroo


Cho tới khi BV thông báo hai vợ chồng lên chăm con, được gặp con, chị Châu như sống lại: “Được ôm con trên ngực, nghe nó thở, bác sĩ (BS) lại bảo mẹ thở thì con thở, mẹ vui con vui nên tôi dù lo cũng dằn lòng lại. Mỗi ngày thấy cân nặng con nhích thêm được gram nào là khấp khởi mừng cả ngày đêm. May mà con tuy nhỏ nhưng không bệnh, không phải chích thuốc gì”.

Chi phí nằm viện gần 1 tháng của gia đình chị Châu đã lên tới vài chục triệu đồng. Vợ chồng chị cũng phải nghỉ làm cả mấy tháng trời. Em bé ở khoa sơ sinh nếu không có sữa mẹ thì phải mua sữa thanh trùng, mỗi ngày trên dưới 200.000 đồng tiền sữa/bé. Do sữa không được tính BHYT nên hầu hết sản phụ nếu mất sữa đều phải gánh thêm khoản phí này. Chị Châu cũng đang cố gắng vắt sữa để có sữa mẹ lại cho con vì ngoài tiết kiệm chi phí, sữa mẹ có thể giúp bé vượt qua bệnh tật và phát triển tốt hơn.

Cứu tinh của trẻ sinh non

Phương pháp Kangaroo trên thế giới đã ra đời vào khoảng năm 1978. Tới năm 1997, BV Từ Dũ là đơn vị đầu tiên ở VN ứng dụng kỹ thuật này cho các bé non tháng, nhẹ cân. Kỹ thuật Kangaroo áp dụng theo cách để bố, mẹ hoặc người thân dùng hơi ấm của chính cơ thể mình giúp bé có được những khả năng sinh tồn cơ bản. Người mẹ nuôi con Kangaroo được hướng dẫn 4 quy tắc thực hiện: ấp bé 24/24; nuôi con bằng sữa mẹ; massage đúng cách và giúp bé phát triển trí não khi ôm bé vào lòng. “Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non. Liệu pháp “da kề da” góp phần quan trọng trong việc giúp bé phát triển và tránh được các rủi ro tử vong sau sinh tới 40%”, BS CK2 Trần Ngọc Hải, Phó giám đốc BV Từ Dũ, nhận xét.



 

 Anh Hải ấp con khi con được rời lồng ấp, Khoa Sơ sinh, BV Từ Dũ
Anh Hải ấp con khi con được rời lồng ấp, Khoa Sơ sinh, BV Từ Dũ.


BS Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ, chia sẻ: Năm 1997, khi VN chưa phổ biến internet, ban đầu mọi người còn nghi ngại khi được biết tới phương pháp này. Ngay cả ông bố, bà mẹ khi ấy giao con chỉ nặng dưới 1 kg rất yếu ớt cho BS, ai cũng lo lắng, bị căng thẳng nên sự hỗ trợ tâm lý cực kỳ quan trọng để mọi người cùng vững tin là BV có thể thực hiện được. “Lúc đầu chỉ khoảng 4 - 5 bệnh nhân thôi. Tôi nhớ có ca sinh đôi thì 1 bé mất, ba mẹ rất lo lắng, chỉ muốn trả lại cho BS chứ không muốn làm Kangaroo nữa. Phải thuyết phục nhiều, cuối cùng họ đã đồng ý và vượt qua”, BS Từ Anh kể.
 

TS Trần Đăng Khoa, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em thuộc Bộ Y tế, cho biết: “So với khu vực và các nước phát triển, tỷ lệ trẻ tử vong do sinh non ở nước ta còn rất cao. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này chỉ còn 1 - 2 trẻ tử vong/1.000 trẻ sinh non. Do đó, mục tiêu của Việt Nam là tới năm 2030 sẽ kéo giảm khoảng cách này xuống mức thấp nhất”. Trong các giải pháp kéo giảm tỷ lệ trẻ tử vong do sinh non, có phương pháp nuôi con Kangaroo.

Hiện tại, Đơn vị chăm sóc Kangaroo của BV Từ Dũ cũng đã thực hiện nhiều cải tiến trong phương pháp này như rút ngắn thời gian cách ly mẹ và em bé ở khu hồi sức. “Trước đây, chỉ thực hiện Kangaroo khi bé ổn định hoàn toàn về hô hấp và tiêu hóa, nên thời gian bé được gặp mẹ rất lâu. Bây giờ có thể áp dụng sớm ngay sau sanh nếu bé không phải thở máy. Bé càng được tiếp xúc với mẹ sớm thì càng phát triển trí não, hô hấp, tuần hoàn tốt hơn. Khuyến cáo mới nhất của WHO là càng thực hiện “da kề da” sớm thì càng tốt cho bé”, BS Từ Anh cho biết.
 

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non. Liệu pháp “da kề da” góp phần quan trọng trong việc giúp bé phát triển và tránh được các rủi ro tử vong sau sinh tới 40%.

BS CK2 Trần Ngọc Hải (Phó giám đốc BV Từ Dũ)


Điều khiến các nhân viên y tế tại khoa sơ sinh tâm đắc nhất là mô hình này đã sớm áp dụng cũng như được lan tỏa ra khắp các BV trên cả nước để giảm thiểu tỷ lệ tử vong do sinh non. Chặng đường để nuôi em bé sinh non rất dài. Các bé không chỉ vượt “cửa tử” trong BV mà còn phải đủ sức khỏe và năng lực để trưởng thành như em bé khác. Vai trò của cha mẹ rất quan trọng, nên các BS phải giúp gia đình ngay từ những bước đầu tiên để gắn kết họ và có kiến thức nuôi dưỡng sau này cho con.

BS Lương Kim Chi, Trưởng khoa Sơ sinh - BV TWG Long An (TP.Tân An, Long An), nhận xét: “Xưa ở đất Long An này, những bé sinh ra 1,5 kg đều phải chuyển tuyến trên. Từ khi tôi về BV này thì trẻ trên 1 kg là cứu 100%, dưới 1 kg cũng cứu được 70 - 80%. Em bé sinh non ở đây tỷ lệ điều trị bệnh lý võng mạc gần như bằng 0. Vì bé hầu như thở ô xy rất ít hoặc nồng độ dưới 30%, luôn được ấp trên ngực mẹ để quan sát bằng mắt thường và máy móc. Những năm đầu mới làm Kangaroo, tôi liên tục gặp những ca bị khiếm thị do ROP nên có khi nằm mơ còn thấy mình bị mù. Vì vậy sau này, tôi luôn tìm mọi cách để các bé hạn chế tiếp xúc ô xy nhất có thể”.

Khoa Sơ sinh của BV TWG Long An hiện có gần 100 giường bệnh. Một ca sinh non tại Long An năm 2020 bé chỉ nặng 700 gr đã được cứu sống và đến nay bé hoàn toàn phát triển bình thường. BS Lương Kim Chi cũng hy vọng mô hình nuôi con Kangaroo tiếp tục được lan tỏa khắp cả nước để giảm áp lực quá tải tuyến trên, mang đến cơ hội sống sót cho nhiều trẻ có bệnh lý do sinh non hơn nữa.

Theo Lê Vân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.