Thượng úy Phạm Thanh Tú đạt giải nhì cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 29-9, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức vòng chung kết cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc năm 2024.

Thượng úy Phạm Thanh Tú-Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn, cán bộ Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai đã xuất sắc giành giải nhì tại cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc.

1I8V274AO_3VG4QU.jpeg
Thượng úy Phạm Thanh Tú trình bày bài hát “Price Tag” bằng tiếng Anh tại cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc. Ảnh: NVCC

Từ hơn 100 bài dự thi, Ban tổ chức đã lựa chọn 10 thí sinh có phần thể hiện xuất sắc nhất vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết, thí sinh trình bày 1 bài hát bằng ngoại ngữ là ngôn ngữ đăng ký tham gia từ vòng sơ loại, có thể trùng với 1 bài hát tại vòng sơ loại.

Trước khi trình bày, mỗi thí sinh đã có phần giới thiệu bằng ngôn ngữ đăng ký dự thi tối đa 2 phút về bản thân, đơn vị mình đang học tập/công tác và tiết mục mình sẽ biểu diễn, khuyến khích các thí sinh có phần hỗ trợ của nhóm múa, nhảy phụ hoạ, sáng tạo về hình thức biểu diễn.

Thượng úy Phạm Thanh Tú đã trình bày bài hát “Price Tag” bằng tiếng Anh. Với phần trình diễn ấn tượng, vừa hát vừa đánh đàn guitar, Thượng úy Phạm Thanh Tú đã xuất sắc giành giải nhì tại cuộc thi.

1I8V27N4A_3VG4QU.jpeg
Thượng úy Phạm Thanh Tú (bìa trái) là 1 trong 10 thí sinh xuất sắc tham gia vòng chung kết cuộc thi Giọng hát hay ngoại ngữ dành cho cán bộ Đoàn-Hội-Đội toàn quốc. Ảnh: NVCC

Trong chuỗi hoạt động của chương trình, Thượng úy Phạm Thanh Tú cùng các thí sinh đã được tham gia các hoạt động bổ trợ kỹ năng nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế; tham dự hội trại “Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ-Bản lĩnh hội nhập” năm 2024…

Cuộc thi nhằm tạo sân chơi lành mạnh, khơi dậy tinh thần học tập, rèn luyện ngoại ngữ với các hình thức mới, phong phú, đa dạng và dễ tiếp cận, hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho đội ngũ cán bộ Đoàn-Hội-Đội trên toàn quốc.

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), người dân tỉnh Gia Lai đã thể hiện tình yêu đất nước theo những cách khác nhau: về nguồn; quay video clip tại địa điểm nổi tiếng; trang trí quán cà phê với hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng…

Nay Rơ Châm Thanh với hành trình chinh phục võ đài Karate

Nay Rơ Châm Thanh với hành trình chinh phục võ đài Karate

(GLO)- Ở tuổi 18, Nay Rơ Châm Thanh (thôn 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã gây ấn tượng bởi thành tích và niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn Karate. Trên hành trình chinh phục võ đài Karate, chàng trai Jrai đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.