Thu hồi giấy phép đầu tư của Công ty cổ phần Đồng Xanh Gia Lai- Vì sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Năm 2004, UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư cho Công ty Đồng Xanh thực hiện dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc và đại gia súc trên diện tích đất 195,8 ha tại xã Ia Pếch, huyện Ia Grai. 7 năm trôi qua, kết quả triển khai thực hiện dự án của Công ty này được ghi nhận bằng… quyết định thu hồi giấy phép đầu tư của UBND tỉnh.

Một dãy nhà cấp 4 xập xệ dùng làm trụ sở làm việc; hệ thống tường rào bao bọc diện tích đất được cấp, nhà ở tập thể, đường nội bộ, sân bê tông; xây dựng kè đá, rãnh nước; khai hoang san lấp mặt bằng… là phần việc Công ty cổ phần Đồng Xanh Gia Lai thực hiện trên phần đất 195,8 ha được UBND tỉnh giao thực hiện dự án xây dựng trang trại gia súc và đại gia súc theo công nghệ Australia trong hơn 7 năm qua.
Trên những quả đồi hình bát úp trải dài không thấy bóng một con gia súc nào. Phần đất nằm trong khuôn viên xây dựng nhà làm việc, nhà ở tập thể được sử dụng trồng sả, mì, ớt, khoai lang- những loại cây trồng không có trong danh mục đầu tư của dự án. Bà Lê Thị Tuyết Hạnh- Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xanh Gia Lai thừa nhận các loại cây trồng trên do chính gia đình bà trồng để tăng thu nhập giải quyết cuộc sống hàng ngày. Cũng theo lời của bà Hạnh, trong vòng 2 năm qua, ông Phan Văn Khoa (quốc tịch Australia)- Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xanh Gia Lai, chủ đầu tư dự án không cấp bất kỳ một khoản kinh phí nào để đầu tư thực hiện dự án.

Theo lộ trình, giai đoạn 2005-2007, doanh nghiệp này đầu tư hệ thống văn phòng làm việc, xây dựng đồng cỏ, chuồng trại đảm bảo quy mô nuôi 1.242 con bò sữa, 1.984 con bò thịt, 2.747 con dê. Từ năm 2007 trở về sau sẽ đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ và máy chế biến thực phẩm heo, bò, cừu, dê, Kangaroo; nhà sấy phân; hệ thống vắt sữa tự động; nhà máy đóng sữa tươi và kho hộp; nhà máy chế biến thức ăn gia súc…, giải quyết việc làm cho 200 lao động. Quy mô là vậy, nhưng từ tháng 6-2008 đến trước ngày 25-1-2011, Công ty cổ phần Đồng Xanh Gia Lai hầu như không đầu tư thêm được một hạng mục nào.

Đặc biệt, cuối năm 2009, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiều văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Đồng Xanh Gia Lai, mà cụ thể là ông Phan Văn Khoa phải trực tiếp báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án nhưng ông Khoa không thực hiện. Song song với việc làm trên, UBND tỉnh tổ chức nhiều cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành liên quan bàn về vấn đề này và đi đến thống nhất: Công ty cổ phần Đồng Xanh Gia Lai không đủ năng lực tài chính để triển khai thực hiện dự án. Cơ sở để đưa ra nhận định này là tổng mức vốn đầu tư dự án là 4,5 triệu USD (tương đương 72 tỷ đồng thời điểm phê duyệt dự án), nhưng vốn thực đầu tư chỉ 9,3 tỷ đồng (theo xác nhận của Sở Xây dựng); tiến độ đầu tư các hạng mục còn lại đang chờ vay vốn. Từ cơ sở trên, ngày 25-1-2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 88/QĐ-UBND chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc và đại gia súc công nghệ Australia của Công ty cổ phần Đồng Xanh Gia Lai. Đến ngày 4-8-2011, UBND tỉnh có Quyết định 528/QĐ-UBND thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Ông Hồ Phước Thành- Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: Việc UBND tỉnh quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án trên là đúng đắn. Sự việc trên đã để lại bài học kinh nghiệm trong việc xem xét các dự án đầu tư vào tỉnh trong thời gian tới, đặc biệt là việc xác định năng lực các chủ đầu tư trước khi tham mưu UBND tỉnh ra quyết định cho phép đầu tư.
Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.