Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa trong ngày 22 và 27/4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hà Nội đã có kế hoạch cho việc tổ chức bắn pháo hoa trong Chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam” và chương trình cầu truyền hình trực tiếp: “Vang mãi khúc khải hoàn”.

ban-phao-hoa.jpg
Màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 21/4, thông tin từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã có kế hoạch cho việc tổ chức bắn pháo hoa trong Chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam” và chương trình cầu truyền hình trực tiếp: “Vang mãi khúc khải hoàn.”

Theo đó, thời gian bắn pháo hoa dự kiến từ 21 giờ 45 phút đến 22 giờ ngày 22/4, tại khu vực đường đua F1, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm với một điểm bắn và một trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp cùng hỏa thuật, theo hiệp đồng của Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội.

Chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Vang mãi khúc khải hoàn” sẽ diễn ra từ 21 giờ 45 phút đến 22 giờ ngày 27/4, tại khu vực sân khấu Đa năng Công viên Thống Nhất, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng với một điểm bắn là trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp, theo hiệp đồng của Ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam.

Ủy ban Nhân dân thành phố giao Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng của thành phố, quận Nam Từ Liêm và quận Hai Bà Trưng thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hoa.

Cụ thể, Bộ Tư lệnh Thủ đô sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch vận chuyển, tổ chức bắn pháo hoa theo kế hoạch đã đề ra.

Đồng thời, hiệp đồng với Công an Thành phố để chỉ đạo chặt chẽ công tác tuần tra, canh gác, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn tuyệt đối trước, trong và sau khi bắn pháo hoa.

Công an thành phố cũng sẽ xây dựng phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và an toàn giao thông, đặc biệt là hướng dẫn, phân luồng giao thông trong khu vực bắn pháo hoa, tạo điều kiện cho các phương tiện chở đạn pháo hoa và các phương tiện kỹ thuật vào trận địa.

Ủy ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm và quận Hai Bà Trưng sẽ đảm bảo mặt bằng cho tập kết lực lượng, phương tiện kỹ thuật triển khai xây dựng trận địa bắn pháo hoa; bảo đảm vệ sinh môi trường, chiếu sáng tại khu vực bắn; chỉ đạo lực lượng quân sự tổ chức bắn pháo hoa theo đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn; chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác phòng, chống cháy nổ cả trước, trong và sau khi kết thúc bắn.

Chương trình bắn pháo hoa hứa hẹn sẽ mang đến những khoảnh khắc tuyệt vời và ý nghĩa cho người dân Thủ đô, góp phần tôn vinh những giá trị lịch sử và tinh thần đoàn kết của nhân dân.

Theo Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên