Thiết bị gõ sầu riêng đoạt giải nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thiết bị hỗ trợ gõ sầu riêng là 1 trong 10 dự án đoạt giải nhất cuộc thi học sinh, sinh viên (HS-SV) với ý tưởng khởi nghiệp năm 2024.

Ngày 13.5, tại Trường ĐH Cần Thơ, cuộc thi HS-SV với ý tưởng khởi nghiệp đã tổng kết và trao giải cho các dự án (DA). Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HS-SV lần thứ 6, năm 2024, do Bộ GD-ĐT phối hợp T.Ư Đoàn và UBND TP.Cần Thơ tổ chức.

Đến tham dự có bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn.

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT và anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, trao giải nhất cho Trường ĐH Tây Nguyên với DA thiết bị hỗ trợ gõ sầu riêng. Ảnh: THANH DUY

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT và anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, trao giải nhất cho Trường ĐH Tây Nguyên với DA thiết bị hỗ trợ gõ sầu riêng. Ảnh: THANH DUY

Cuộc thi HS-SV với ý tưởng khởi nghiệp có sự tham gia của hơn 200 trường ĐH, CĐ và 63 Sở GD-ĐT trên cả nước. Sau 4 tháng phát động, Ban tổ chức nhận được 707 DA dự thi. Sau vòng sơ loại, có 465 DA đạt yêu cầu tham gia vòng bán kết, từ đây chỉ có 80 DA xuất sắc nhất lọt tiếp vào vòng bình chọn. Vòng chung kết được tổ chức tại ngày hội theo 2 chặng, chọn ra những DA xuất sắc nhất để trao giải, vinh danh.

Các DA dự thi xoay quanh 5 lĩnh vực, gồm: công nghiệp, chế tạo sản phẩm; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; kinh doanh tạo tác động xã hội. Tương ứng với 5 lĩnh vực, ở mỗi khối dự thi (học sinh và sinh viên), ban tổ chức trao 5 giải nhất, 10 giải nhì, 15 giải ba và 20 giải khuyến khích.

Theo đó, ở khối SV, 5 DA đoạt giải nhất là: Thiết bị hỗ trợ gõ sầu riêng (Trường ĐH Tây Nguyên); Mực thực vật - hướng đi mới cho nông nghiệp xanh (Viện nghiên cứu đào tạo Việt - Anh, Trường ĐH Đà Nẵng); Giáo dục giới tính (Trường ĐH Ngoại Thương), Mô hình găng tay Robot phục hồi chức năng vận động bàn tay con người (Trường ĐH Thủy Lợi); Viên nén sinh khối từ bã cà phê (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).

Ở khối HS, giải nhất thuộc về 5 DA: Một số sản phẩm từ quýt vàng Bắc Sơn (Sở GD-ĐT Lạng Sơn); Sản xuất nhựa sinh học từ khoai lang, bã mía, bã cà phê (Sở GD-ĐT TP.HCM); Nền tảng công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo gia tăng hiệu quả kinh doanh (Sở GD-ĐT Hà Nội); Thiết bị tập phục hồi chức năng cho người hạn chế vận động và sau tai biến (Sở GD-ĐT Hà Nội), Ô con giáp - bộ trò chơi ô ăn quan phiên bản mở rộng (Sở GD-ĐT TP.HCM).

Theo bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, những DA đoạt giải là phần thưởng hết sức có ý nghĩa về tinh thần, khuyến khích cho những ý tưởng khởi nghiệp tiếp tục phát triển. Cuộc thi góp phần thổi lên khát vọng khởi nghiệp của HS-SV. Đây cũng được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục - hướng đến sự nghiệp học đi đôi với hành, khởi nghiệp từ khi còn học để các bạn trẻ sớm sẽ hiểu được thế mạnh, phát huy sở trường bản thân. Khi rời mái trường, mỗi HS-SV sẽ có những ý tưởng, lựa chọn đúng đắn trên hành trình lập thân, lập nghiệp, đóng góp tích cực cho gia đình và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.