Chàng trai nâng tầm đặc sản quê hương, đem lại thu nhập ổn định

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau nhiều năm làm việc tại tòa án, chàng trai Nguyễn Đình Hội (34 tuổi, ở H.Tây Hòa, Phú Yên) quyết định nghỉ việc, lên H.Sông Hinh (Phú Yên) mở cơ sở làm bò một nắng và năm đầu tiên đã có doanh thu 1 tỉ đồng.

Khi còn làm nhân viên tại tòa án, anh Hội đã kinh doanh sản phẩm bò một nắng nhưng quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu phân phối ở địa phương. Vừa bận rộn công việc tại cơ quan, về nhà anh lại tất bật làm bò một nắng cho kịp đơn hàng của khách. Đắn đo suy nghĩ, chàng trai bàn với vợ nghỉ việc để tập trung kinh doanh bò một nắng.

Đầu năm 2023, anh Hội quyết định nghỉ việc để tập trung sản xuất, kinh doanh. "Đó là một quyết định vô cùng khó khăn nhưng tôi không sợ thất bại, thua keo này thì bày keo khác. Những ngày đầu thật sự chật vật với tôi, ngay từ việc tìm mối nguyên liệu chất lượng cho đến tìm thị trường cho sản phẩm. Lúc đó, tôi chỉ mong 10 người ăn bò một nắng của tôi có 3 người quay lại mua tiếp là đã thành công rồi. Nhưng mọi việc không như tôi nghĩ", anh Hội chia sẻ.

Anh Hội giới thiệu quy trình sản xuất bò một nắng "Buôn Hai Riêng". Ảnh: NGÂN TRẦN
Anh Hội giới thiệu quy trình sản xuất bò một nắng "Buôn Hai Riêng". Ảnh: NGÂN TRẦN

Khởi đầu của anh Hội rất khó khăn, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, việc tiếp cận người tiêu dùng là trở ngại lớn nhất, không ai muốn thử một thương hiệu mới. Anh Hội bắt đầu tiếp cận từ những người tiêu dùng tại địa phương, sự uy tín, chất lượng của sản phẩm dần dà tạo được lòng tin cho người dùng.

Chú trọng vào chất lượng sản phẩm thay vì chạy theo sản lượng thị trường nên ngay từ khâu chọn nguyên liệu, anh Hội đã rất khắt khe. "Tôi luôn chọn thịt bò cỏ Sông Hinh do người đồng bào tại địa phương chăn nuôi, mỗi con bò chỉ lấy được tầm 30 - 40 kg thịt đùi. Thịt đùi mềm, mọng, có sớ, ít gân nên dễ lọc. Miếng bò ngon cầm lên phải nặng tay, chắc thịt thì thành phẩm sẽ rất thơm và mềm ngọt", anh Hội chia sẻ.

Bò sau khi làm sạch, đem thái miếng dày tầm 2 cm để khi phơi qua nắng vẫn giữ được độ mọng nước; ướp qua với sả, gia vị 2 tiếng đồng hồ; sau đó đem phơi dưới nắng 4 tiếng đồng hồ cho vừa độ chín nắng rồi đem sấy than hoa 30 phút cho thơm miếng bò.

Anh Hội cho biết người phơi phải canh nắng liên tục vì nhiệt độ tự nhiên không phải lúc nào cũng ổn định, lơ là sẽ khiến miếng bò bị cứng và khô, nướng lên sẽ không còn mềm ngọt. Tuy mất thời gian và công sức nhưng bò thành phẩm sẽ ngon và chất lượng.

Năm 2023, cơ sở của anh Hội đạt doanh thu khoảng 1 tỉ đồng; trừ mọi chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 15% (150 triệu đồng). Hiện sản phẩm bò một nắng của anh Hội đã phân phối trên khắp cả nước.

"Anh Hội là người trẻ dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng dấn thân. Mặc dù mới kinh doanh được hơn 1 năm nhưng anh Hội đã khá thành công với thương hiệu riêng của mình. Không chỉ nâng tầm đặc sản quê hương, anh Hội còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương, giúp họ có công việc làm ổn định", anh Trần Văn Anh Cường, Bí thư Đoàn TT.Hai Riêng (H.Sông Hinh), nhận xét.

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.