Thích hoài cổ, chàng trai đi bán hoa giấy bằng xe cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từ bỏ công việc văn phòng gò bó, chàng trai đam mê nghệ thuật đã quyết định tự tay làm và bán hoa giấy theo cách hoài cổ.  
Chàng trai bán hoa giấy theo kiểu hoài cổ Ảnh: DẠ THẢO
Chàng trai bán hoa giấy theo kiểu hoài cổ Ảnh: DẠ THẢO

Bỏ việc văn phòng, ra đường bán hoa giấy

Trong những ngày gần đây, nhiều người dễ bắt gặp Lê Trúc Nhân (biệt danh Lê Tường, ngụ H.Củ Chi, TP.HCM) đi trên chiếc xe mobylette cổ rong rủi trên nhiều tuyến đường trung tâm thành phố để bán hoa giấy. Thoáng thấy Nhân ở khu vực Nhà thờ Đức Bà rồi lại thấy đâu đó tại các cổng trường ĐH để bán hoa.
Nhân từng là sinh viên Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM, chuyên ngành mỹ thuật thiết kế. Sau khi tốt nghiệp, Nhân cũng làm qua nhiều việc, nhiều công ty khác nhau. Cách đây khoảng 4 năm, trong thời gian rảnh sau giờ làm việc văn phòng tại một bệnh viện, Nhân lên mạng tìm tòi học cách làm hoa qua kênh YouTube.
Nhân rong rủi trên nhiều con đường để bán hoa giấy
Nhân rong rủi trên nhiều con đường để bán hoa giấy
Ban đầu Nhân chỉ làm chơi cho vui. Mục đích để tặng cho các bác sĩ, y tá trong bệnh viện. May mắn Nhân được nhiều người khen rồi đặt mua hoa. Dần dần, hoa giấy của Nhân được nhiều người biết hơn. Từ đó Nhân bắt đầu bán hoa giấy .
Tuy vậy, Nhân bán hoa được thời gian ngắn rồi lại đi làm cho một số công ty nước ngoài. Với mức lương cũng tạm ổn nhưng với bản tính thích tự do, không muốn bị gò bó và nhất là đam mê nghệ thuật nên Nhân quyết định trở lại nghiệp bán hoa giấy. Nhân cho biết chọn hoa giấy để kinh doanh vì nó là một sản phẩm đẹp, có nhiều màu sắc và nhất là ai cũng đều yêu thích hoa.
Với phong cách cổ khi đi bán hoa, Nhân nhận được sự chú ý của nhiều người
Với phong cách cổ khi đi bán hoa, Nhân nhận được sự chú ý của nhiều người
“Tích góp tôi cũng mua được chiếc xe mobylette. Rồi tôi xem những clip bán hoa ở nước ngoài. Người ta để xe vào hoa đi bán đẹp lắm. Tôi bắt chước mô hình đó rồi ra Nhà thờ Đức Bà ngồi một góc nhỏ để bán. Hoặc có khi tôi để hoa phía sau xe đi giao hàng theo yêu cầu của khách”, Nhân chia sẻ.
Chọn mô hình bán hoa theo kiểu hoài cổ
Không giống như những kiểu bán thông thường, Nhân chọn cách đi "ngược thời gian" bằng việc trang bị những món đồ cổ khi đi ra đường bán hoa. Chiếc nón bánh tiêu, mắt kính cổ, bộ quần áo giống thập niên 80 và nhất là chiếc xe cổ là bạn đồng hành. Những món đồ cổ này Nhân phải mất vài tháng để “săn tìm” cho hợp với phong cách của mình.
Sản phẩm hoa giấy do Nhân làm
Sản phẩm hoa giấy do Nhân làm
Nhân cho biết  ban đầu là bán rong rủi trên đường phố, kèm theo đó là bán hàng trên mạng. “Tôi phải chạy chiếc xe cổ này, phải mặc bộ đồ như người cổ. Việc đầu tiên tạo ấn tượng cho nhiều người về sự lãng mạn, hoài cổ. Tôi muốn nhiều người quay lại, nhớ lại thời xưa của mình một chút. Nhờ vậy mà nhiều người chú ý, nhớ đến tôi hơn. Có lần có người chạy ô tô ngang qua lập tức kéo kính xuống chụp hình”, Nhân kể và nói thêm: “Hoa tôi làm là hoa giấy với nhiều loại như cúc, hồng, hướng dương… với cánh hoa bẻ cong và sắc sảo. Ngoài ra tôi còn học, sáng tạo ra loại hình hoa hồng to trong chai”.
Cuối tuần, Nhân chạy xe chở hoa ra khu vực Nhà thờ Đức Bà vừa ngồi làm hoa vừa bán. Nhiều người đi ngang thấy thích thú ngắm nhìn, chụp ảnh và mua hoa của Nhân. Coi như Nhân vừa kiếm tiền vừa phục vụ nghệ thuật cho du khách.
Được nhiều người biết tới, Nhân còn kiêm luôn việc giao hoa cho khách với yêu cầu phong cách hoài cổ. Có lần một khách hàng ở Nhật nhắn tin nhờ giao hoa cho bạn gái vì bạn gái thích chụp hình với xe hoa. Hoặc có khi 21 giờ  một khách hàng muốn Nhân giao hoa tận nơi vì ấn tượng với  phong cách bán hoa quá độc đáo.
Xe hoa của Nhân khi đi giao hàng cho khách
Xe hoa của Nhân khi đi giao hàng cho khách
Thấy mô hình bán hoa giấy hoài cổ của mình mới lạ, vừa qua Nhân tìm cách gọi vốn nhỏ để phát triển thêm dự án bán hoa. Dự định tương lai Nhân sẽ làm người sản xuất, điều hành và dạy nghề cho các sinh viên. Cũng là cách tạo thêm thu nhập cho các sinh viên muốn tìm việc làm thêm. Ngoài ra, Nhân cũng sẽ nhân rộng mô hình bán hoa giấy bằng xe cổ chuyên nghiệp hơn trên khắp đường phố.
Theo Dạ Thảo (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.