Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Đề xuất thêm phương án chỉ thi 4 môn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang xin ý kiến về ba phương án tổ chức môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm thi 6 môn, thi 5 môn hoặc thi 4 môn, trong đó hai môn lựa chọn.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự thảo phương án thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025đã được đăng trên cổng thông tin điện tử của đơn vị này để lấy ý kiến xã hội.

Kết quả các ý kiến cho thấy cơ bản nhận được sự đồng thuận cao về các nội dung: Mục đích kỳ thi, hình thức môn thi, sự phân cấp, trách nhiệm của địa phương và trung ương, lộ trình triển khai, số lượng môn thi tự chọn...

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến phân tán về môn thi bắt buộc vì có thể dẫn đến các vấn đề như làm tăng áp lực thi cử, dễ gây nên việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn so với khoa học tự nhiên; ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh cũng như phân công giáo viên trong quá trình giảng dạy tại nhà trường (môn thừa, môn thiểu).

Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nhận được đề xuất 3 phương án lựa chọn: Thi 6 môn, thi 5 môn và thi 4 môn.

Đề xuất thêm lựa chọn mới

Theo dự thảo được công bố, về số môn thi, có hai phương án lựa chọn là 4+2 và 3+2.

Ở lựa chọn 4+2, thí sinh học chương trình trung học phổ thông phải thi 6 môn, gồm: Thi bắt buộc 4 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ)phải thi 5 môn, gồm: Thi bắt buộc 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Với lựa chọn 3+2, thí sinh học chương trình trung học phổ thông phải thi 5 môn, gồm: Thi bắt buộc 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử). Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông thi 4 môn, gồm: Thi bắt buộc 2 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 30% ý kiến lựa chọn phương án 4+2, 70% lựa chọn phương án 3+2.

Theo đề xuất phương án mới, thí sinh có thể chỉ thi 4 môn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo đề xuất phương án mới, thí sinh có thể chỉ thi 4 môn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá tác động về lựa chọn 4+2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang, đã có thêm nhiều ý kiến đề xuất về lựa chọn 2 + 2, cụ thể như sau: Thí sinh học chương trình trung học phổ thông và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông đều phải thi 4 môn, gồm 2 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).

Khi đưa ra ba phương án, khảo sát ý kiến của gần 18.000 cán bộ, giáo viên cho thấy có 40% chọn 4+2; 59,8% chọn 2+2 môn thi và 0,2 % chọn ý kiến khác.

Như vậy, các ý kiến đều thống nhất trong nhóm môn lựa chọn sẽ thi hai môn và đang khác nhau về số lượng môn thi thuộc nhóm môn học bắt buộc.

Ưu, nhược điểm của từng phương án

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các lựa chọn đều có ưu, nhược điểm riêng.

Lựa chọn 4+2 có ưu điểm là các môn bắt buộc đều được tổ chức thi. Việc được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét với hiện nay) vào các cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là làm tăng áp lực thi cử cho học sinh và công tác tổ chức thi vì số buổi thi nhiễu hơn gây tốn kém về nguồn lực con người và tài chính (số buổi thi theo lựa chọn này là 5 buổi nhiều hơn 1 buổi thi so với hiện nay). Thực trạng hiện nay học sinh chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên, do đó, lựa chọn này sẽ làm trầm trọng hơn việc lệch khối này, ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; làm giảm vai trò nhóm môn học tự chọn vì riêng 4 môn thi bắt buộc đã tạo nên được 4 tổ hợp tuyển sinh nghiêng về xã hội. Bên cạnh đó, phương án này ảnh hưởng đến chọn môn học của học sinh dẫn đến việc phân công giáo viên trong quá trình giảng dạy tại nhà trường (môn thừa, môn thiếu).

Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ có những điều chỉnh từ năm 2025. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ có những điều chỉnh từ năm 2025. (Ảnh: PM/Vietnam+)

Lựa chọn 3+2 có ưu điểm là công tác tổ chức thi và việc thi của thí sinh sẽ được giảm nhẹ hơn, giảm áp lực, giảm tốn kém so với hiện nay (thí sinh chỉ thị 5 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi (4 buổi) bằng số buổi thi hiện nay; cân bằng hơn (so với lựa chọn 4 + 2) cho học sinh chọn học và chọn thi giữa tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Việc được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Phương án 3+2 cũng kế thừa về cách lựa chọn môn thi đã ổn định trong thời gian dài: Chỉ chọn thi 3 môn học bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ)/tổng số các môn học bắt buộc gồm (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Tin học, Thể dục, Giáo dục Quốc phòng và An ninh); 6 môn học khác trở thành môn thi tự chọn trong 2 tổ hợp môn (Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Nhược điểm của phương án này là có thể ảnh hưởng đến việc dạy và học Lịch sử đối với các học sinh không chọn môn này để thị và có thể dẫn đến xu hướng tăng việc lựa tổ hợp tuyển sinh Toán. Ngữ văn, Ngoại ngữ, làm giảm một phần vai trò của nhóm môn học tự chọn.

Lựa chọn 2+2 có ưu điểm giảm thực sự áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thị 4 môn, hiện | nay 6 môn). Số buổi thi 3 buổi, giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.

Với lựa chọn này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh; phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em; tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em.

Bên cạnh đó, thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Nhược điểm của phương án này là có thể ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xin ý kiến về số môn thi bắt buộc, những môn thi bắt buộc cũng như phân tích, đánh giá ưu/nhược điểm của các lựa chọn môn thi bắt buộc để có cơ sở để báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

Có thể bạn quan tâm

Học viên Lào trên đất Gia Lai

Học viên Lào trên đất Gia Lai

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Binh đoàn 15 đã tiếp nhận đào tạo cho 100 học viên đến từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dẫu khác nhau về phong tục tập quán nhưng các học viên đã nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để góp phần xây dựng đất nước.

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.

Gia Lai: Tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học hệ vừa học vừa làm

Trường ĐH Sư phạm TP HCM tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 28-9, TS. Nguyễn Thị Thu Hà-Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai-cho biết, nhà trường đang tuyển sinh hệ vừa học vừa làm đối với các ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học. Đây là chương trình liên kết đào tạo giữa đơn vị với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.