Tháo 22 biển cấm đậu xe trên 1 km Quốc lộ 27

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù UBND huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng khẳng định việc cắm biển báo là đúng nhưng sáng nay đã cho tháo 22/23 biển.

Ngày 24-3, theo ghi nhận của phóng viên, 22 trong tổng số 23 biển báo cấm đậu xe ngày chẵn trên chiều dài khoảng 1 km Quốc lộ 27 qua địa phận xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã được tháo dỡ.

Biển báo còn lại cắm ở đầu Quốc lộ 27 thuộc xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương.
Biển báo còn lại cắm ở đầu Quốc lộ 27 thuộc xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương.

Đoạn này chỉ còn 1 biển báo cấm đậu xe đặt ở đầu đường được giữ lại; những biển báo đã được tháo vẫn còn để lại trụ sắt. "Khoảng 8 giờ sáng nay, một số người cùng phương tiện đến tháo 22 biển báo rồi đem đi nhưng không hiểu sao họ không tháo luôn trụ để gọn gàng hơn" - một người dân thắc mắc.

Huyện Lạc Dương còn cho rằng các biển báo cấm đậu xe ngày chẵn, lẻ được bố trí nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường, hạn chế tình trạng đậu xe gây cản trở lưu thông. Việc lắp đặt biển báo cũng được xem xét trên cơ sở thực tế địa phương, đảm bảo phù hợp với hạ tầng giao thông và nhu cầu sử dụng đường bộ của người dân.

22 biển báo cấm đậu xe được tháo đi nhưng phần trụ vẫn để nguyên.
22 biển báo cấm đậu xe được tháo đi nhưng phần trụ vẫn để nguyên.
23 biển báo được cắm trên khoảng 1 km Quốc lộ 27 những ngày trước.
23 biển báo được cắm trên khoảng 1 km Quốc lộ 27 những ngày trước.

Theo Trường Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.