Thành phố Kon Tum: Nông dân lo lắng vì bệnh "mía lá trắng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum không khỏi lo lắng vì nhiều diện tích mía trên địa bàn xuất hiện lá trắng và có chiều hướng lây lan nhanh.

 
 Người dân lo lắng vì bệnh “mía lá trắng”. Ảnh: MP-TN
Người dân lo lắng vì bệnh “mía lá trắng”. Ảnh: MP-TN


Gia đình ông A Phéo ở thôn 8, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum có hơn 500m2 đất rẫy trồng mía vụ đầu tiên. Ở những vụ trước, diện tích này được gia đình ông A Phéo trồng mì. Vụ này, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông chuyển sang trồng giống mía Suphanburi 7.

Ông A Phéo cho biết, thời gian đầu, cây mía phát triển bình thường. Tuy nhiên, 2 tuần nay, cây mía non có hiện tượng trắng toàn thân và lây lan ra các cây khác trong cụm nên ông đã nhổ bỏ, phun thuốc phòng trừ nhưng không hiệu quả lắm, mà tiếp tục lây lan nhanh ra diện tích còn lại.

Không chỉ có gia đình ông A Phéo, hàng chục hộ nông dân ở xã Đoàn Kết cũng đang lo lắng vì xuất hiện “mía lá trắng” quá nhiều. Nhiều đám mía mới chỉ trồng năm đầu số lượng lá trắng tới gần 30%, đối với những đám mía năm 2, năm 3 tỷ lệ nhiễm bệnh trên 30%, thậm chí có đám gần như mất trắng, gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống của bà con.

Qua thống kê ban đầu, hiện nay, trên địa bàn xã Đoàn Kết có hơn 13ha mía nhiễm bệnh lá trắng. Đây là căn bệnh mới xuất hiện lần đầu, lại có tốc độ lây lan nhanh, chưa có thuốc đặc trị nên bà con nông dân rất lo lắng.

Vì sợ ảnh hưởng đến năng suất, không có sản lượng cung cấp cho Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, nên hiện nay bà con nông dân nơi đây đã thực hiện một số giải pháp như nhổ bỏ một phần cây bị bệnh, phun thuốc bảo vệ thực vật. Thế nhưng, diện tích “mía lá trắng” vẫn xuất hiện nhiều khi độ ẩm cao.

Ông Nguyễn Đình Nam-Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết cho biết: “UBND xã đã tiến hành phối hợp Mặt trận và các đoàn thể xã tuyên truyền, thông báo cho người dân biết mức độ nguy hiểm của bệnh “mía lá trắng” chưa có thuốc điều trị để người dân có cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, đề nghị các cấp chính quyền, các ngành liên quan, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum có giải pháp và chính sách hỗ trợ đối với những hộ có diện tích mía bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy…”.

 

Theo Minh Phượng - Trọng Nghĩa (baokontum)

 

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null