Thanh niên khởi nghiệp thành công từ hàng rào bêtông ly tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sinh năm 1989, anh Lương Viết Toàn là tấm gương điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi, nhờ sản phẩm hàng rào bêtông ly tâm công nghệ mới.

Quyết tâm lập nghiệp, làm giàu bằng chính bàn tay, khối óc của mình trên mảnh đất quê hương, Toàn không ngừng nỗ lực và cơ ngơi “hoành tráng” của anh hôm nay là minh chứng cho những cố gắng không mệt mỏi của anh trong suốt thời gian qua.

 

Anh Lương Viết Toàn tại cơ sở sản xuất hàng rào bêtông ly tâm.
Anh Lương Viết Toàn tại cơ sở sản xuất hàng rào bêtông ly tâm.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bình thường ở thôn An Đông, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, từ nhỏ Toàn đã làm quen với các sản phẩm bêtông đúc sẵn khi gia đình anh có một xưởng đúc các sản phẩm bêtông đơn giản.

Sau khi hoàn thành khóa học chuyên ngành công nghệ thông tin tại Hà Nội, Toàn suy nghĩ rất nhiều trước các điều kiện làm việc hấp dẫn, thu nhập khá, nhưng thương bố mẹ ở nhà vất vả, anh đã quyết tâm về quê lập nghiệp. Nghiên cứu về các sản phẩm bêtông gia đình đang làm, Toàn nhận ra nhiều nhược điểm như mẫu mã ít, sản phẩm chưa đa dạng hoa văn, chất lượng độ bền chưa cao dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả.

Từ nhược điểm này, Toàn bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu công nghệ mới nhằm khắc phục những nhược điểm trên, cũng như tạo ra các sản phẩm bê tông có thể chịu lực tốt, phù hợp với thời tiết. Sản phẩm hàng rào bêtông ly tâm đúc sẵn chính là lời giải cho bài toán của Toàn.

Qua tìm hiểu, Toàn được biết tại Thành phố Hồ Chí Minh, một doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đã mang sang Việt Nam công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất về sản xuất hàng rào bê tông ly tâm. Anh đã lên đường Nam tiến với mong muốn tạo ra sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình. Lúc đầu, Toàn chỉ được mua khuôn và xem sản phẩm của doanh nghiệp, vào thăm xưởng sản xuất trong khoảng 1 tháng mà không được chuyển giao công nghệ.

Trở về nhà, Toàn tự mày mò nghiên cứu dựa trên những gì đã được xem và thuyết phục gia đình cho làm thử. Do kinh tế gia đình khó khăn cùng với những rủi ro của nghề, nên bố mẹ anh nhất định không đồng ý. Toàn không nản chí, vừa thuyết phục gia đình vừa chứng minh bằng những nỗ lực nghiên cứu đêm ngày của mình. Cuối cùng, anh cũng được bố mẹ đồng ý và vay 150 triệu đồng để khởi nghiệp. Từ số vốn ban đầu này, Toàn đã xây dựng xưởng và mua 2 máy ly tâm để bắt tay vào sản xuất.

Khó khăn chưa dừng lại khi mới chạy thử được 2 ngày thì máy gặp sự cố, hỏng bộ điều khiển tự động trị giá hàng chục triệu đồng, không thể sửa chữa mà phải thay mới hoàn toàn. Sợ gia đình lo lắng, Toàn đã giấu gia đình vay bạn bè thêm để mua các linh kiện thay thế. Đến khi máy móc chạy ổn định thì bài toán mới “nan giải” hơn đối với Toàn, đó là tìm đầu ra cho sản phẩm. Trước đây, khách hàng vẫn còn lạ lẫm với sản phẩm này và ít người sử dụng, nên khâu tiêu thụ rất khó khăn. Để khẳng định chất lượng của sản phẩm, Toàn đã tìm đến từng công trình xây dựng giới thiệu; thậm chí lắp đặt các hàng rào mới thay thế hàng rào cũ mà chưa thu tiền ngay. Toàn còn lập website để quảng bá giới thiệu sản phẩm rộng rãi hơn.

Anh chia sẻ: “Khi đã chọn ngành nghề theo đuổi thì phải tìm hiểu kỹ, phải quyết tâm đến cùng, ăn ngủ với nghề thì mới thành công được”.

Những nỗ lực không mệt mỏi của Toàn đã dần được đền đáp, xưởng đi vào sản xuất ổn định. Đến nay, sau gần 4 năm hoạt động, Toàn đã có xưởng sản xuất hơn 300m2, có 2 đầu máy quay công nghệ ly tâm, trung bình mỗi tháng làm ra 4.500 sản phẩm, tổng doanh thu gần 2 tỷ đồng/năm. Xưởng của Toàn còn tạo việc làm thường xuyên cho 7-8 lao động với mức lương trung bình khoảng 7 triệu đồng/người/tháng. Trong những tháng nghỉ hè, Toàn còn nhận thanh niên địa phương vào làm thời vụ với mức lương khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Hiện sản phẩm hàng rào bê tông ly tâm của Toàn đã đến với các công trình ở nhiều tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Bình Phước…

Anh Nguyễn Đăng Xuân, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, đánh giá: “Anh Toàn còn là một cán bộ Đoàn năng nổ, tích cực tại địa phương, vừa công tác Đoàn tốt vừa làm kinh tế giỏi, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương. Toàn được coi là tấm gương sáng để lớp trẻ noi theo, học tập và khởi nghiệp thành công”.

Hiền Anh/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.