Tháng 4 đi tìm đồng đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có những vùng đất không phải nơi sinh ra mà khiến chúng ta cứ phải đến, đi mà như thể trở về. Côn Đảo là một nơi như thế, mỗi cuộc trở về chuyên chở nguyện ước riêng. Người trẻ chọn đất thiêng để soi sửa những lo toan, mong cầu cho thời cuộc. Những người từng gửi lại nơi đây một phần thanh xuân máu xương mình chỉ mong được lần theo dấu chân đồng đội. Cứ thế, mỗi bận tháng 4, họ mải miết trở về…
Từ trái qua phải: Đại tá, nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, nhà báo Trịnh Phi Long và Trung tướng Châu Văn Mẫn thảo luận về việc dựng bia tưởng niệm, ghi danh các di tích

Từ trái qua phải: Đại tá, nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, nhà báo Trịnh Phi Long và Trung tướng Châu Văn Mẫn thảo luận về việc dựng bia tưởng niệm, ghi danh các di tích

Đứng giữa hàng hàng lớp lớp ngôi mộ ở Nghĩa trang Hàng Dương, lớp hậu sinh chỉ biết đến cuộc chiến bi tráng của cha ông qua sách vở và những câu chuyện kể như chúng tôi vẫn thấy nơi lồng ngực mình nhói lên. Đối với những cựu tù Côn Đảo từng để lại đây một phần máu thịt và đồng đội mình, ngày trở về hẳn còn có điều chưa thể buông. Những mái đầu hoa râm lẩn khuất sau những dãy mộ vô danh nằm ở phía xa nhất. Họ mải miết đi tìm những người đồng đội cũ và những câu trả lời còn dang dở cho hậu thế khi còn có thể.

Nằm lại Nghĩa trang Hàng Dương là gần 2.000 liệt sĩ, nhưng theo số liệu thống kê, hơn 20.000 tù nhân chính trị đã hy sinh tại Côn Đảo. “Những đồng đội còn lại đang ở đâu?”, câu hỏi luôn đau đáu của những cựu tù. Sau nhiều năm đi nhiều nơi, gặp nhiều nhân chứng để lục tìm những gì liên quan đến nhà tù Côn Đảo, đầu năm 2014, TS Sử học Bùi Văn Toản, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, cựu tù chính trị Trại 1-6B, nhà tù Côn Đảo, vui mừng khi tìm được một phần chứng cứ quan trọng có thể giúp tìm ra thêm nhiều liệt sĩ nữa.

Đó là 2 tấm bản đồ nhà tù Côn Đảo do Pháp đo vẽ năm 1943 đang nằm tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 2. Bản đồ ghi rõ vị trí lò hỏa táng (Four Crematoire), trường bắn (Champ de Tir), nghĩa trang (Cimetière)… Năm 2019, ông Toản bị bệnh. Trước lúc từ trần, ông giao lại toàn bộ tài liệu và tâm nguyện đi tìm sự thật cho Trung tướng Châu Văn Mẫn, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai người từng là đồng đội, cũng từng là cựu tù ở Trại 1-6B. Với vị trí công tác của mình, ông Mẫn phù hợp để đi tìm lời giải hơn hết thảy.

Lò hỏa táng đã được tìm thấy

Lò hỏa táng đã được tìm thấy

Tháng 4 về, Trung tướng Châu Văn Mẫn ra ngay Côn Đảo để hội ngộ những cựu tù Côn Đảo từ TPHCM và những địa phương khác. Ông đã mời một số thành viên cùng đi tìm dấu tích xưa, gồm: Đại tá - nhà văn Đỗ Viết Nghiệm; Luật gia, nhà báo Trịnh Phi Long; và Thiếu úy Nguyễn Xuân Tùng, Công an huyện Côn Đảo. Bốn người bắt đầu hành trình tìm về ngay trên mảnh đất “địa ngục” ngày xưa. Đoàn rời Nghĩa trang Hàng Dương, từ đường Võ Thị Sáu rẽ phải vào Phan Chu Trinh chưa đầy một cây số, ông Mẫn quan sát kỹ 2 bên đường rồi bỗng nhiên khoát tay ra hiệu về phía hàng rào của một căn nhà ven đường: “Dừng xe! Chỗ này đây!”. Mọi người xuống xe, vòng ra phía sau nhà. Chỉ tay vào một ụ đất có dây leo, cây dại chằng chịt, ông Mẫn bồi hồi: “Đây là lò hỏa táng!”. Biết bao nhiêu ký ức đau thương lẫn hào hùng ùa về…

Trên đường về, Trung tướng Châu Văn Mẫn đưa cho mọi người một xấp tài liệu và nói: Qua nghiên cứu báo cáo của chính quyền Côn Đảo thời kỳ Pháp thuộc, trong giai đoạn năm 1941-1944, tại Côn Đảo có dịch kiết lỵ, thương hàn hoành hành. Có 2.387 tù nhân tử vong, việc thiêu xác là lựa chọn của nhà cầm quyền để ngăn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu nào xác định bao nhiêu tù chính trị đã bị thiêu. Đây là địa điểm lịch sử ghi dấu những tù nhân Côn Đảo đã hòa mình vào đất.

Từ nhiều năm trước, đồng chí Trịnh Văn Lâu (bí danh Tư Cẩn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, Trưởng Ban Liên lạc tù chính trị Trại 1-6B), có văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, kiến nghị xây dựng bia lịch sử và nhà tưởng niệm. Cũng chính những người giữ trên mình câu chuyện sử xưa ra sức sưu tầm tài liệu, hiện vật liên quan đến 3 điểm di tích gồm: Bãi xử bắn tù nhân, Nghĩa địa đầu tiên và Lò hỏa táng tù nhân. Họ chỉ với mong muốn một ngày nào đó di tích được xếp hạng để bảo tồn, giữ vẹn nguyên câu chuyện của quá khứ… Đó không chỉ là trách nhiệm của người lính đối với non sông, mà còn là tấm lòng, là lời hứa phải thực hiện của những người cộng sản kiên trung dành cho đồng đội, cho mai sau và cho chính bản thân mình. Bởi vì, họ chính là lịch sử!

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.