'Than không khói' là quán quân dự án khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Than không khói được làm từ các loại phế thải nông nghiệp như xơ gáo dừa, các loại củi… bảo đảm "4 không": không khói, không mùi, không nổ và không chất kết dính hóa học.

Than không khói đã bắt đầu thương mại hóa thành công
Than không khói đã bắt đầu thương mại hóa thành công



Vượt qua 30 dự án trong chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp lần 3, dự án sản xuất than không khói đã thuyết phục ban giám khảo để giành giải nhất với giải thưởng 50 triệu đồng sau 2 ngày tranh tài tại hội trường Dinh Độc Lập tối 28-10.

Dự án của nhóm Lê thị Hiền (công ty cổ phần khoa học công nghệ R2D) sử dụng máy xay, đùn, trộn than hay nồi nấu canh khuấy trong sản xuất. Nguyên liệu được tận dụng từ nguồn phế thải nông nghiệp như gáo dừa, vụn than củi, than mùn cưa.

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tự động hóa đã giúp nhóm dự án này tạo được sản phẩm than không khói, không mùi, không hóa chất, không nổ an toàn và đóng gói tiện lợi cho người sử dụng.

Nhờ đó, than thành phẩm có thể dùng trong các nhà hàng nướng. Phụ nữ sau khi sinh cũng dùng được nhờ độ an toàn cao.

Hiện dự án cũng đã bắt đầu thương mại hóa thành công, nhóm tập trung xây dựng, đẩy mạnh hàng hóa ra thị trường và xuất khẩu ra các nước có giá trị chất lượng cao như châu Âu, Mỹ, Nhật, đồng thời phát triển thị trường nội địa. Hiện sản phẩm này đã cung ứng cho một số hệ thống nhà hàng nướng lớn tại TP.HCM.

Theo nhóm, trong 6 tháng tới, nhóm sẽ ra mắt bếp điện dùng than không khói. Người sử dụng chỉ cần cắm điện, bếp sẽ tự động châm lửa mồi than, sau 5-10 phút là có than để nướng mà không cần phải cặm cụi mồi lửa.


 

Các nhóm dự án khởi nghiệp tại buổi trao giải
Các nhóm dự án khởi nghiệp tại buổi trao giải



Theo đánh giá của đại diện ban giám khảo, điểm ghi nhận trong cuộc thi này là các dự án đều có tính sáng tạo, đổi mới trong việc sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, việc xây dựng dự án với quyết tâm đóng góp những điều hay, tích cực đối với cộng đồng được thể hiện rất rõ.

2 giải nhì, trị giá 20 triệu đồng/giải thuộc về các dự án máy nông nghiệp đa năng Thành Ngân của Nguyễn Văn Tuấn, Bắc Kạn và dự án sản xuất chế phẩm vi sinh từ bột bã mía phục vụ nuôi tôm thâm canh của Trần Phúc Hậu, Bến Tre.

Các dự án vườn sinh thái Ngọc Trà của Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thái Nguyên và hồ tiêu ngũ sắc của Lại Thị Bích, Gia Lai đồng hạng 3 với giải thưởng 15 triệu đồng/giải.

Ban tổ chức còn trao 5 giải khuyến khích trị giá 10 triệu đồng/giải. 7 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số đã nhận được học bổng về Tăng cường năng lực kinh doanh IYB do Ủy ban dân tộc & Tổ chức lao động quốc tế trao tặng.

Ngoài ra, 11 dự án đã nhận được học bổng là chuyến tập huấn, tham quan mô hình "Một làng một sản phẩm (OTOP)" tại Thái Lan. Các dự án này bám sát với lĩnh vực nông nghiệp, khai thác tốt nguồn tài nguyên bản địa, do đó tạo được ấn tượng đối với ban giám khảo.

Khởi nghiệp Nông nghiệp là cuộc thi thường niên do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phồi hợp cùng Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức từ năm 2015.

Mục đích của cuộc thi nhằm hỗ trợ những dự án khởi nghiệp có tính khả thi, có yếu tố phát triển bền vững, có tính cộng đồng cao và có thể phát huy hiệu quả tốt.

Như Bình (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.