Thăm di tích "Tử ngục Chín Hầm"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi đến thăm khu di tích “Tử ngục Chín Hầm” vào giữa trưa một ngày tháng 6 nắng như đổ lửa. Mặc dù đang trong giờ nghỉ nhưng anh bảo vệ vẫn sốt sắng gọi điện cho hướng dẫn viên đến phục vụ đoàn. Tại đây, chúng tôi may mắn được gặp và trò chuyện cùng các cựu tù Phú Quốc hiện đang sống tại tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị.
 

Ảnh: Duy Danh
Ảnh: Duy Danh

Tại phòng tiếp khách, anh hướng dẫn viên cho biết: Khu di tích nằm trên địa bàn phường An Tây, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế (trước đây là thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên). Năm 1941, thực dân Pháp cho đào sâu vào sườn đồi 8 cái hầm hình chữ nhật để xây dựng kho chứa vũ khí. Năm 1956, Ngô Đình Cẩn đã cho xây dựng nơi đây thành một nhà ngục đặc biệt để giam cầm các chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước, các nhân vật chính trị đối lập, thương gia giàu có, kể cả tăng ni, phật tử, học sinh, sinh viên...

Theo hồi ức của những chiến sĩ cách mạng bị giam cầm tại đây, Chín Hầm thực sự là một tử ngục. Dưới sự sai khiến trực tiếp của “lãnh chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn, bọn cai ngục đã không từ một thủ đoạn nào để tra khảo, hành hạ tù nhân cho đến chết. Chỉ trong một thời gian ngắn tồn tại, “Tử ngục Chín Hầm” đã giết chết hàng ngàn tù nhân, trong đó có rất nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung. Đặc biệt, trong năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo và học sinh sinh viên. Theo đó, những người đi đầu trong các phong trào nói trên đã bị tay chân của “cậu” Cẩn tống vào Chín Hầm. Chứng kiến sự tàn bạo, dã man của bọn cai ngục, một nữ sinh trường Đồng Khánh-Huế phải thốt lên: “Trước phong cảnh hữu tình, ai có biết/Rằng ngay đây: địa ngục trần gian/Nơi chấp chứa một chế độ bạo tàn/Gần cảnh đấy là cung vàng điện ngọc/Du khách hỡi! dừng lại đây, nghe tiếng khóc/Của oan hồn tử sĩ chết đau thương...”.

 

Ảnh: Duy Danh
Ảnh: Duy Danh

Do nhiều yếu tố tác động, đến nay hệ thống nhà tù ở đây chỉ còn lại hầm số 8 là tương đối nguyên vẹn. Trong cái nắng hầm hập giữa trưa tháng 6, căn hầm đập vào mắt chúng tôi như “lưỡi hái tử thần”. Sau cánh cửa sắt nặng trình trịch và nóng rát là 20 xà lim nhỏ được chia thành 2 dãy, mỗi dãy 10 xà lim và một lối đi ở giữa rộng 2 mét. Mỗi xà lim có cạnh dài 1,8 mét, rộng 0,8 mét, cao 1,8 mét. Có cảm giác mỗi chiếc xà lim là một chiếc quan tài. Mặc dù chỉ là chứng tích nhưng chúng tôi thật sự rùng mình khi bước vào nơi này.

Theo hồi ức của những người sống sót, phần lớn những người vào đây là cầm chắc cái chết. Ngoài những ngón đòn tra khảo của kẻ thù, tù nhân khó có thể chịu đựng được cái nóng bức của mùa khô và cái lạnh thấu xương khi mùa Đông đến. Ông Lê Văn Giờ tuy đã từng trải qua những năm tháng hãi hùng nơi Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc, nhưng không khỏi ngạc nhiên khi bước vào đây. Chạm tay vào cánh cửa xà lim, ông Giờ thốt lên: Thật là tàn bạo và độc ác! Giam cầm, tra tấn như thế này thì sao sống nổi! Nơi đây, Ngô Đình Cẩn giam giữ những chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất như: Phan Trọng Tịnh, Nguyễn Minh Vân, Nguyễn Đình Trân, Chín Thính...

 

Ảnh: Duy Danh
Ảnh: Duy Danh

Sau khi thành kính thắp nén tâm hương tại Nhà tưởng niệm và Tượng đài bất khuất, cả 5 cựu tù Phú Quốc đều rưng rưng xúc động. Ông Lê Văn Hữu bày tỏ: “Chúng tôi đã trải qua tù tội nhưng không khắc nghiệt như ở đây. Chín Hầm là chứng tích tố cáo sự tàn bạo của chế độ Ngô Đình Diệm, trong đó Ngô Đình Cẩn là một trong những đại diện”. Cũng theo ông Hữu, các trường học cần tổ chức cho học sinh, sinh viên tham quan các di tích như thế này để các cháu thấy được cái giá của độc lập, tự do, cũng như tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Có một điều đặc biệt là Nhà chứng tích Ngô Đình Cẩn nằm không xa di tích nhà ngục Chín Hầm. Để “Tử ngục Chín Hầm” được vận hành đúng ý đồ tàn độc của mình, Ngô Đình Cẩn đã tìm mọi cách tước đoạt toàn bộ khu đất của một doanh nhân để xây khu dinh thự và sinh phần tại đây. Mặc dù đã bị bụi thời gian làm cho hoang tàn, đổ nát, nhưng khu chứng tích vẫn mang hình hài của sự xa hoa do tước đoạt của người khác mà có. Rất may là chế độ bạo tàn Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ, “lãnh chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn đã bị các tướng lĩnh của anh mình đưa ra pháp trường, khu dinh thự um tùm cỏ dại và khu sinh phần không phải là nơi nằm xuống của kẻ bạo tàn.

Duy Danh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.