Tết Trung thu: Nhiều nỗi lo về thị trường đồ chơi cho trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến hẹn lại lên, thị trường đồ chơi trẻ em đang bắt đầu những guồng quay sôi động khi Tết Trung thu gần đến. Nào đèn lồng, mặt nạ, trống, đầu lân… tất cả đều đã sẵn sàng để phục vụ nhu cầu vui chơi cho các “Thượng đế nhí” trong dịp Tết riêng của trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều nỗi lo…

Đồ chơi Trung Quốc lấn át
 

Thị trường đồ chơi trẻ em năm nay khá phong phú, giá cả cũng sẽ tăng 10-20%. Ảnh Lê Hòa
Thị trường đồ chơi trẻ em năm nay khá phong phú, giá cả cũng sẽ tăng 10-20%. Ảnh Lê Hòa

Tại khu vực chuyên cung cấp các mặt hàng đồ chơi trẻ em trong Trung tâm Thương mại TP. Pleiku, không khí mua bán sôi động khác hẳn ngày thường. Đâu đâu cũng phủ đầy một sắc đỏ- vàng rực rỡ. Gian hàng nào cũng chật kín đồ chơi phục vụ Tết Trung thu, nhất là đèn lồng. Chị Châu- chủ một cửa hàng cung cấp đồ chơi lớn nhất nhì khu vực này, cho biết: “Thị trường đồ chơi phục vụ đón Tết Trung thu năm nay khá phong phú. Tuy nhiên, dự kiến sức mua sẽ chỉ ngang bằng, thậm chí kém hơn năm ngoái do người dân siết chặt chi tiêu. Các mặt hàng giá rẻ sẽ có khả năng tiêu thụ tốt hơn”.

Cũng theo chị, giống như mọi năm, đồ chơi Trung thu cho trẻ em đa phần là hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam rất hạn chế. Theo mô tả của chị, thì trong toàn bộ gian hàng rộng hơn 30 m2 bày chật cứng hàng, thì chỉ có vẻn vẹn một chiếc sọt nhỏ dùng để bày bán… hàng Việt Nam! Trong chiếc sọt nhựa này đựng một số loại mặt hàng đồ chơi trẻ em như: Giỏ trái cây, các gói đồ hàng…

 

Thị trường các loại đồ chơi bạo lực cũng sôi động không kém. Ảnh Lê Hòa
Thị trường các loại đồ chơi bạo lực cũng sôi động không kém. Ảnh Lê Hòa

Lý giải cho thực tế này, chị cho biết: “Hàng đồ chơi trẻ em Việt Nam nguồn cung rất hạn chế. Bản thân là người bán tôi cũng rất có ý thức muốn bán và dùng hàng Việt cho yên tâm nhưng nguồn cung quá hạn chế làm sao chúng tôi có thể làm khác được?”.

Khu bán hàng đồ chơi này chính là điểm đầu mối lớn nhất tỉnh, chuyên cung cấp các mặt hàng đồ chơi trẻ em cho các huyện, thị xã trong tỉnh. Tuy nhiên, gặp gỡ với nhiều chủ cửa hàng, chúng tôi cũng chỉ nhận được những câu trả lời và cách lý giải tương tự.

Cũng theo các chủ hàng ở đây, giá cả các mặt hàng đồ chơi có tăng hơn so với năm trước một chút, khoảng 10-20% tùy loại. Giá các loại đèn trung thu bằng nhựa, có gắn chip điện tử, phát nhạc và sáng đèn dao động trong khoảng từ 30-80 ngàn đồng/chiếc. Mặt nạ các loại có giá 10-15 ngàn đồng/chiếc. Với những chiếc đầu lân cỡ vừa và nhỏ, loại thường có giá từ 30-80 ngàn/chiếc, loại xịn bọc nhung có giá trong khoảng 100-300 ngàn đồng/chiếc… Trước tình hình người dân xiết chặt chi tiêu, các nhà sản xuất cũng tính toán tung ra các loại mặt hàng đồ chơi có mức giá bình dân nhất, phân khúc ra thành nhiều dòng nhỏ để thích nghi với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Bởi vậy, nếu tính toán hợp lý, các phụ huynh vẫn có thể mua sắm cho con em mình những món đồ chơi cần thiết và phong phú dù mức chi có thể không quá cao.

Hàng truyền thống “lép vế”

 

Những món đồ chơi truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ảnh Lê Hòa
Những món đồ chơi truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ảnh Lê Hòa

Thực tế này đã tồn tại từ rất nhiều năm trở lại đây, dù đón Tết Trung thu là một phong tục mang đậm dấu ấn truyền thống của người Việt.

Dạo qua các cửa hàng buôn bán đồ chơi cho trẻ em nhân dịp Tết Trung thu, số lượng và chủng loại các sản phẩm đồ chơi truyền thống chỉ… đếm trên đầu ngón tay. Có thể điểm qua một vài loại đồ chơi truyền thống còn may mắn được bày bán tại các cửa hàng: Trống, đèn ông sao, đèn lồng bằng giấy… Khách hàng dường như cũng rất ít người mặn mòi với những món đồ chơi “xưa như trái đất” này. Nhiều em nhỏ, thậm chí chúng còn không thể biết những món ấy dùng để làm gì trong dịp Tết Trung thu, nó có ý nghĩa như thế nào trong ngày Tết này… Và tất nhiên, vô tình, những món đồ truyền thống luôn “nằm ngoài vùng phủ sóng” của các cô bé, cậu bé khi đi chọn đồ chơi cho mình trong dịp lễ.

“Lấy hàng này về thực ra là để cho nó phong phú, người ta có mình cũng có chứ bán biết được thua thế nào. Mà thường thì bán cũng rất chậm, đa phần là những vị khách hoặc là “hoài cổ” mới chọn mua những thứ này”- Chủ một cửa hàng bán đồ chơi trung thu trên đường Hoàng Văn Thụ, thổ lộ.

Tại cửa hàng của chị, hàng đồ chơi trung thu truyền thống chỉ có vài ba loại: Trống ếch, đầu ông địa, đèn ông sao. “Một chiếc trống ếch loại nhỏ hay chiếc mặt nạ hình đầu ông địa bằng thạch cao cũng chỉ tầm 30-40 ngàn/chiếc mà chơi được rất bền, lại rất hay. Lâu nay, người ta cứ quen chơi đồ điện tử thành ra trẻ con cũng cứ đua nhau. Mà thực tế xét cho đến cùng, nói về độ hấp dẫn hình thức và độ tiện lợi thì hàng truyền thống…. thua. Vậy nên, nếu không có sự định hướng của người lớn, trẻ con sẽ khó có ý thức chơi các loại đồ chơi truyền thống”- Chị cho biết.

Đối lập với sự bị “lạnh nhạt” và những giá trị chiều sâu văn hóa của những món đồ chơi truyền thống là sự sôi động và những tác động khôn lường của những loại đồ chơi bạo lực như súng, kiếm, đao nhựa… đang được bán khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Mùa Tết Trung thu đến cũng là lúc các loại đồ chơi này “vào mùa”.

Hơn ai hết, chính cha mẹ là những người cần có những định hướng đúng đắn nhất cho trẻ trong việc lựa chọn đồ chơi, bởi tuy là điều nhỏ song lại tác động rất lớn đến việc hình thành tâm lý, tính cách cho mỗi đứa trẻ sau này.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.