Tạo việc làm cho người dân gắn bó với rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhờ thời tiết thuận lợi, các nhà máy thủy điện, kinh doanh nước sạch chấp hành nghiêm việc kê khai, nộp tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo quy định nên năm 2018, nguồn thu này trên địa bàn tỉnh Gia Lai vượt cao so với kế hoạch đề ra. 
Với diện tích rừng cung ứng hơn 487.193 ha, năm 2018, tổng thu tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh là 139,6 tỷ đồng, vượt 24,6% so với kế hoạch và tăng 62,85% so với năm 2017. Trong đó, thu từ các nhà máy thủy điện nội tỉnh là 34,6 tỷ đồng; thu điều phối từ quỹ Trung ương đối với các công trình thủy điện liên tỉnh là 105 tỷ đồng, tăng 65,6% so với năm 2017. Kết quả này có được là nhờ các đơn vị sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm việc kê khai, nộp tiền theo quy định, không để nợ tồn đọng. Hiện trên địa bàn tỉnh có 19 cơ sở thủy điện nội tỉnh (33 nhà máy); 11 cơ sở thủy điện liên tỉnh (12 nhà máy) và 17 đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch (22 nhà máy) sử dụng DVMTR. Trong số này, Công ty cổ phần Điện Gia Lai có 9 nhà máy, mỗi năm nộp 18 tỷ đồng; Công ty cổ phần Thủy điện Gia Lai có 2 nhà máy, mỗi năm nộp 4,5 tỷ đồng…
 Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân xã Kon Pne, huyện Kbang. Ảnh: Minh Nguyễn
Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân xã Kon Pne, huyện Kbang. Ảnh: Minh Nguyễn
Bên cạnh nhiệm vụ thu thì công tác chi trả cũng được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh giải ngân kịp thời. Đến nay, Quỹ đã giải ngân được 89,8 tỷ đồng (dự kiến thanh toán 128,4 tỷ đồng), bằng 70% so với số thực thu phải trả cho bên cung ứng. Số tiền còn lại sẽ được đơn vị này thanh toán dứt điểm khi có kết quả xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2019, phấn đấu chi trả trước Tết Nguyên đán 2019. Đặc biệt, năm 2018, số tiền DVMTR chi trả cho chủ rừng lên đến 92% tổng nguồn thu (theo quy định chỉ 85%). Nguyên nhân là do trong năm, đơn vị không trích lập quỹ dự phòng 5% vì không có nhu cầu sử dụng; chi phí quản lý hoạt động của Quỹ cũng chỉ trích 8% trên số tiền đã thu thay vì 10% theo quy định. 
Ông Võ Văn Hạnh-Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh-đánh giá: Việc chi trả tiền DVMTR lâu nay đã tạo điều kiện cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar sống ở nơi có rừng, gần rừng cung ứng DVMTR được tham gia quản lý và bảo vệ rừng. Tính đến ngày 31-12-2018, trên địa bàn tỉnh có 11.619 hộ nhận khoán bảo vệ rừng, tăng 16,3 lần so với năm 2011 (11.619 hộ/711 hộ). Trong đó, hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 97% tổng số hộ tham gia và thụ hưởng tiền DVMTR; hộ nghèo chiếm trên 50%. Năm 2018, tiền DVMTR chi trả cho người dân tham gia bảo vệ rừng cho các chủ rừng là tổ chức nhà nước, UBND xã vào khoảng 41,3 tỷ đồng, chiếm 32,2% tổng số tiền DVMTR phải trả, bình quân 3,9 triệu đồng/hộ/năm. “Chính sách này đã tạo việc làm cho người dân gắn bó với rừng tại khu vực vùng sâu, vùng xa, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nơi có rừng cung ứng DVMTR. Qua đó, bổ sung thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân tham gia bảo vệ rừng”-ông Hạnh khẳng định. 
Theo Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, từ ngày 1-1-2019, Nghị định số 156/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến chính sách chi trả tiền DVMTR. Do vậy, Quỹ phối hợp cùng các ngành tham mưu cho tỉnh cụ thể hóa một số nội dung để làm cơ sở thực hiện. Trong đó, chú trọng đảm bảo mức chi cho hộ nhận khoán bảo vệ rừng ở mức tối thiểu là 300.000 đồng/ha/năm. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện việc điều tiết mức chi trả từ lưu vực cao đến lưu vực thấp, nhất là ở những lưu vực có đơn giá chi trả cao hơn 600.000 đồng/ha/năm.
Ngoài ra, đơn vị sẽ chủ động phối hợp với các ngành liên quan xây dựng, đề nghị UBND tỉnh ban hành hệ số K thành phần đối với từng loại rừng nhằm đảm bảo tính công bằng trong chi trả theo đơn giá; hoàn thiện xây dựng bản đồ chi trả đến từng chủ rừng và UBND cấp xã để thực hiện công tác quản lý chi trả tiền DVMTR theo quy định. “Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chủ động hướng dẫn, cụ thể hóa chính sách một cách đồng bộ, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc từ cơ sở cung ứng DVMTR nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu năm 2019 là 134 tỷ đồng”-ông Hạnh nhấn mạnh.
Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.