Tăng thu nhập nhờ nuôi heo đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Loài heo đen bản địa dễ nuôi, không mất nhiều công chăm sóc, ít chi phí, lại bán với giá cao đang giúp nhiều hộ chăn nuôi ở xã Lơ Ku (huyện Kbang) tăng thu nhập.
Loài heo đen dễ nuôi, chi phí ít lại bán giá cao đang giúp các hộ chăn nuôi ở xã Lơ Ku (huyện Kbang) tăng thu nhập. Ảnh. Ngọc Minh
Loài heo đen dễ nuôi, chi phí ít lại bán giá cao đang giúp các hộ chăn nuôi ở xã Lơ Ku (huyện Kbang) tăng thu nhập. Ảnh: N.M
Mỗi năm, gia đình chị Bùi Thị Phượng (làng Bôn, xã Lơ Ku) thu về vài chục triệu đồng nhờ vào việc bán heo giống. Chị Phượng cho biết: “Hiện tại nhà mình có 2 con heo sinh sản vừa mới đẻ được 15 con. Heo con được nuôi khoảng 3 tháng thì xuất bán với giá từ 700-800 ngàn đồng/con heo giống. Một năm bán 2 lứa thu về hơn 20 triệu đồng”. Theo chị Phượng, nuôi heo con khá dễ, ngoài bú mẹ heo con ăn các loại cám, rau như mẹ chúng và không mất thời gian coi ngó.
Nhiều hộ nuôi heo sinh sản là để chủ động về con giống, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường khi nhiều hộ chăn nuôi đang có xu hướng tái và tăng đàn. Gia đình chị Chu Thị Vinh (làng Kbông, xã Lơ Ku) cũng nuôi 2 con heo sinh sản. Sau mỗi lứa, ngoài bán heo giống chị Vinh thường để lại 3-4 con nuôi thương phẩm. Chị Vinh cho hay: “Mình nuôi thêm mấy con vừa để sử dụng vào các ngày trọng đại trong làng, vừa bán thêm thắt đồng rau dưa. Tết Mậu Tuất vừa rồi nhà mình bán 3 con được hơn 7 triệu đồng”.
Heo đen là một trong những vật nuôi truyền thống được người dân ở đây nuôi từ lâu, với phương thức chăn thả tự nhiên, dân dã không cho ăn các loại thức ăn tăng trọng, không dùng chất tạo nạc. Nguồn thức ăn thường được tận dụng như bã rượu, cám gạo, canh cơm thừa và các loại rau củ, quả có sẵn trong vườn, trên rẫy. Do đó, thịt heo đen rắn chắc, ít mỡ, nạc dày…
Mấy năm nay, người tiêu dùng e ngại những thực phẩm có chất tạo nạc, tiêm thuốc kháng sinh và cho ăn cám công nghiệp. Vì thế, thịt heo đen vẫn là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng mặc dù giá có cao. Giá heo đen thường cao hơn heo trắng từ 25-30 ngàn đồng/kg hơi. 
Tăng thu nhập nhờ nuôi heo đen. Ảnh: N.M
Tăng thu nhập nhờ nuôi heo đen. Ảnh: N.M
Theo đánh giá của các hộ nuôi heo nơi đây, heo đen bản địa rất khỏe, có sức đề kháng cao, ít bệnh. Thức ăn chủ yếu  như: rau lang, thân chuối, củ mì, bắp.... Chúng vẫn giữ tập tính sống hoang dã, nên chuồng trại cũng khá đơn giản, vì thế mà chi phí cho việc chăn nuôi không nhiều. Ngoài ra, hàng năm những người nuôi heo còn thu về một lượng phân xanh khá lớn để bón cho các loại cây trồng.
Bà Trần Thị Bưởi-Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Lơ Ku, huyện Kbang cho biết: Hiện toàn xã Lơ Ku có 671 con heo đen, được nuôi rải rác ở các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số. Việc duy trì, nhân rộng mô hình chăn nuôi heo đen ở vùng có người đồng bào dân tộc thiểu số, sẽ tiếp tục tạo điều kiện để người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Mấy năm gần đây khi nhu cầu ăn thịt heo đen tăng lên, nhiều hộ chăn nuôi nơi đây bán được nhiều heo hơn, thu nhập từ đó mà tăng theo. “Tuy nhiên phần lớn các hộ chăn nuôi trong xã vẫn chăn thả theo cách truyền thống, chưa biết áp dụng những kỹ thuật vào trong chăn nuôi, dẫn đến heo không đạt trọng lượng ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu nhập” -bà Bưởi cho biết thêm.
Nhận thấy việc nuôi heo đen mang lại thu nhập cho người dân, góp phần vào việc phát triển kinh tế ở địa phương. Năm 2017, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã hỗ trợ vật liệu làm chuồng và cấp 60 con heo giống cho 12 hộ dân trên địa bàn xã Lơ Ku. Trong quá trình triển khai dự án, các hộ chăn nuôi được tấp huấn kỹ thuật chăn nuôi và các phương pháp chăm sóc thích hợp để tăng năng suất. Hy vọng dự án này sẽ là tiền đề mở ra triển vọng phát triển chăn nuôi, mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Lơ Ku. 
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null