"Tàn nhưng không phế"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, nhiều thương-bệnh binh trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống trở thành những người làm kinh tế giỏi, làm giàu cho gia đình và địa phương.
 Ông Puih Hét chăm sóc cà phê của gia đình. Ảnh: G.H
Ông Puih Hét chăm sóc cà phê của gia đình. Ảnh: G.H
Mới đây, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình thương binh Trần Văn Mận (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, Gia Lai). Năm nay đã 62 tuổi nhưng ông Mận vẫn khỏe khoắn và nhanh nhẹn. Câu chuyện mà ông Mận kể cho chúng tôi về những tháng ngày gian khổ, chiến đấu bên nước bạn Campuchia, nơi ông đã bị thương hỏng một mắt và chấn thương cột sống trong một trận chiến đã giúp chúng tôi hiểu thêm về những hy sinh to lớn của thế hệ cha anh. Ông Mận tâm sự: “Tôi đi bộ đội năm 1977 và bị thương năm 1978 tại chiến trường Campuchia. Đến năm 1980 thì tôi ra quân. Tôi còn về được là hạnh phúc hơn nhiều so với đồng đội đã ngã xuống nơi chiến trường ác liệt”. Nói đến đây, chúng tôi thấy đôi mắt ông ngấn lệ vì xúc động. Nhấp một ngụm nước trà rồi ông kể tiếp: “Sau khi xuất ngũ, tôi rời quê hương Nghệ An vào tỉnh Đak Lak để lập nghiệp. Đến năm 1999, tôi chuyển sang Gia Lai mua đất để phát triển kinh tế. Những ngày đầu lập nghiệp trên mảnh đất mới rất khó khăn, nhưng với tinh thần của người lính “thời chiến cũng như thời bình”, mình phải cố gắng sản xuất. Rồi những cố gắng của tôi cũng được đền đáp. Giờ gia đình tôi có 6 ha cà phê, 1.000 trụ hồ tiêu, mỗi năm trừ chi phí đầu tư cũng còn khoảng 500 triệu đồng”.
Chia tay ông Mận, chúng tôi đến nhà ông Puih Hét (thôn 7, xã Thăng Hưng). Dù là bệnh binh, năm nay cũng đã 68 tuổi nhưng ông Hét vẫn không chịu nghỉ ngơi, ngày ngày vác cuốc ra vườn chăm sóc hồ tiêu. Trò chuyện với chúng tôi, ông kể: “Tôi đi bộ đội năm 1971, đến năm 1975 giải phóng đất nước thì xuất ngũ. Sau khi ra quân, do những vết thương từ thời chiến tranh, tôi luôn đối mặt với bệnh tật, sức khỏe giảm sút. Nhưng không làm thì gia đình không có cái ăn nên tôi vẫn phải cố gắng vượt qua. Là người lính, dù vất vả bao nhiêu cũng không thể nản lòng”. Ông Hét cho biết thêm, ngày trước, gia đình ông chỉ trồng mì, trồng bắp nên cứ nghèo mãi. Không chấp nhận đói nghèo, ông chuyển sang trồng cà phê, hồ tiêu. Hiện nay, với 1 ha cà phê, 400 trụ hồ tiêu, gần 3 sào lúa nước và 5 con bò, mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình ông cũng có thu nhập ổn định hơn 50 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Văn Xuân-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Chư Prông-cho biết: Những năm qua, trên địa bàn huyện có nhiều tấm gương là thương-bệnh binh làm kinh tế giỏi. Có thể mức thu nhập của họ so với một số hộ khác chưa phải là cao song đó là cả một sự cố gắng rất lớn. Họ xứng đáng là những tấm gương cho mọi người học hỏi, noi theo. Cũng theo ông Xuân, Hội Cựu chiến binh huyện đã thành lập Câu lạc bộ “Cựu chiến binh sản xuất-kinh doanh giỏi”, phát động cán bộ, hội viên đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế, đa dạng hóa cây trồng; đồng thời triển khai phong trào “2 xóa, 3 giúp, 3 mô hình” để các hội viên giúp nhau thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, từ nguồn quỹ nội bộ, Hội Cựu chiến binh đã hỗ trợ hội viên vay với lãi suất thấp để đầu tư phát triển kinh tế. Các phong trào thi đua của Hội ngày càng lan tỏa, thu hút đông đảo hội viên tham gia.
Gia Hưng

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

null