Tại sao Mỹ chi tới 5 tỷ USD mua một loại nông sản của Việt Nam mà doanh nghiệp chẳng vui?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ trong 7 tháng năm 2021 tăng trưởng vô cùng ấn tượng nhờ thị trường Mỹ tăng mua. Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam khiến việc sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó.

Mỹ chi tới 5 tỷ USD mua, xuất khẩu gỗ của Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu gỗ, sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong tháng 7/2021 ước đạt 1,472 tỷ USD.

Lũy kế 7 tháng năm 2021, xuất khẩu gỗ, sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam ước đạt 10,25 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ.

Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,576 tỷ USD, tăng 55%; lâm sản ngoài gỗ đạt 686 triệu USD, tăng 58,3% so cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, xuất siêu ước đạt 8,455 tỷ USD, tăng 59%.

Các thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chính của Việt Nam gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, hiện chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là thị trường Mỹ đạt 5 tỷ USD, tăng 93,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Tiếp theo là thị trường Trung Quốc đạt 814 triệu USD, tăng 27,1%; Nhật Bản đạt 704 triệu USD, tăng 17,2%; Hàn Quốc đạt 453,1 triệu USD, tăng 12,8%...

Hiện, Mỹ là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất trên thế giới, trị giá nhập khẩu trong quý I/2021 đạt 6,8 tỷ USD, tăng 43,4% so với quý I/2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Mỹ trong thời gian này, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 41,4% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ, tăng 4,4 điểm phần trăm so với quý I/2020.

 

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang thị trường Mỹ đạt 5 tỷ USD, tăng 93,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong ảnh: Chế biến gỗ tại Công ty Lâm Việt. Ảnh: Cao Cẩm.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang thị trường Mỹ đạt 5 tỷ USD, tăng 93,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong ảnh: Chế biến gỗ tại Công ty Lâm Việt. Ảnh: Cao Cẩm


Hợp đồng tới tấp bay về, doanh nghiệp vẫn như "ngồi trên lửa"

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang bắt đầu quá trình phục hồi sau dịch Covid-19, từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp ngành gỗ khá bận rộn do đơn hàng xuất khẩu đã được ký kết.

Các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực cũng góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và lan rộng ngay cả thị trường trong nước và tại các thị trường xuất khẩu chính.

Điều này, khiến các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ phải đối mặt với tình trạng ngưng trệ sản xuất, ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong số 265 doanh nghiệp chế biến gỗ (hầu hết có trụ sở tại vùng trọng điểm phía Nam gồm TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh) chỉ có 141 doanh nghiệp duy trì hoạt động với số lượng công nhân đang làm việc khoảng 30.700 công nhân trong tổng số 119.300 lao động trước khi thực hiện giãn cách.

Hiện, có 134 doanh nghiệp đang tạm ngừng sản xuất, trong đó có 17 doanh nghiệp có ca dương tính với SARS-CoV-2 và 117 doanh nghiệp không đáp ứng "3 tại chỗ".

Trước những khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ, Bộ NNPTNT đã có công văn gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đề nghị các doanh nghiệp nỗ lực khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất thích ứng với dịch Covid-19.

Trong công văn, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đề nghị hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ phát huy tâm - tài - trí, đoàn kết, đồng lòng "tìm cơ trong nguy", tiếp tục sắp xếp sản xuất kinh doanh phù hợp, chủ động các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Kịp thời báo cáo với UBND các tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trên địa bàn về những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 và đề xuất giải pháp cụ thể để tháo gỡ, nhằm duy trì sản xuất, ổn định doanh nghiệp, đảm bảo đời sống người lao động.

Vận động, động viên tinh thần tương trợ giữa doanh nghiệp và người lao động, cùng với quan tâm, đãi ngộ phù hợp để "không ai bị bỏ lại phía sau".

Bộ NNPTNT cũng cam kết luôn đồng hành với doanh nghiệp, hiệp hội, tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội để tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản.

https://danviet.vn/dang-thu-102-ty-usd-nho-my-mua-nhieu-chua-tung-co-doanh-nghiep-nganh-nay-van-dung-ngoi-khong-yen-20210810121459876.htm
 

Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.