"Tai mắt nhân dân" góp phần chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến ngày 29-12, các địa phương như An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang... vẫn đang phải ráo riết lần theo dấu vết nhóm 6 người nhập cảnh trái phép qua biên giới An Giang mà nay đã rõ là trong đó có bệnh nhân Covid-19 số 1440 và ca nhiễm ở TP HCM.

Cơ quan chức năng tỉnh An Giang đã tìm được tài xế (là trường hợp F1) điều khiển ôtô chở nhóm người này vào sáng 24-12. Hành trình của chiếc xe được làm rõ và đang đặt ra nhiều nỗi lo. Sau khi đón nhóm người này từ An Giang, xe di chuyển qua một loạt địa phương như Đồng Tháp, Long An, TP HCM; sau đó không khử khuẩn mà tiếp tục chở một nhóm cán bộ, giáo viên đi tập huấn ở TP HCM, chở nhiều người đi đám tang ở tỉnh Sóc Trăng...

Liên quan đến vụ nhập cảnh trái phép này, báo chí cũng cho biết đại tá Nguyễn Thượng Lễ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, cho hay vị trí tài xế khai chỉ là nơi đón khách, còn nhóm người này đi hướng nào đến đó vẫn chưa tìm ra. Khu vực này thuộc biên giới nhưng nằm sâu trong nội địa, không có tổ công tác của biên phòng trực mà do lực lượng tuần tra lưu động.

Đại tá Nguyễn Thượng Lễ cũng khẳng định đã chỉ đạo khẩn trương truy tìm vị trí nhóm người này nhập cảnh và do biên giới dài nên sẽ tăng cường lực lượng, phương tiện, chỗ nào "thủng" thì đưa quân lấp vào.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, chỉ trong ngày 28-12, lực lượng này đã phát hiện 110 trường hợp công dân nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương vào sáng 29-12, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cũng cho biết trung bình mỗi ngày có hàng trăm người xuất nhập cảnh bất hợp pháp. Số liệu này nếu tính từ đầu năm nay đến nay là khoảng 14.000 người.

Không chỉ là chuyện ở biên giới mà việc người nhập cảnh trái phép còn được phát hiện sâu trong nội địa. Vụ 6 người Trung Quốc không xuất trình được các giấy tờ theo quy định về nhập cảnh Việt Nam, bị lực lượng CSGT của Công an TP Đà Nẵng phát hiện khi kiểm tra một ôtô 7 chỗ vào rạng sáng 21-12 là một trường hợp như thế.

Những chuyện nói trên càng cho thấy sự vất vả, nhọc nhằn của hoạt động phòng chống dịch Covid-19. Đường biên giới của chúng ta rất dài nên công tác kiểm soát rất khó khăn. Hoạt động phòng chống dịch Covid-19 nếu càng có nhiều chỗ "thủng" thì chi phí sẽ càng lớn và càng khó thành công, dù chúng ta đã và đang nỗ lực "chống dịch như chống giặc". Những chỗ "thủng" ấy càng đáng lo hơn khi số lượng người đang tìm cách nhập cảnh trái phép không ít, trong khi chúng ta vẫn chưa thể yên tâm với "thế trận an ninh nhân dân" trong việc tố giác người nhập cảnh trái phép.

Trong hội nghị trực tuyến với các địa phương chiều 28-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh phải phát động toàn dân tố giác tội phạm, những người từ nước ngoài trốn về dẫn đến nguồn lây nhiễm; cần cảnh giác trong từng gia đình, từng khu phố, từng thôn bản.

Không gì qua được tai mắt quần chúng, cũng không sức mạnh nào bằng "thế trận an ninh nhân dân". Kinh nghiệm quý báu này không chỉ đúng trong thời chiến mà còn đúng với cả công tác chống dịch hiện nay. Cả nước cùng chung tay chống dịch mới bảo đảm thành công.

Theo LƯƠNG DUY CƯỜNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.