Tái bản tự truyện, phiên bản cập nhật cuối đời, GS.TS Trần Văn Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 5 lần tái bản với tổng cộng 15.000 cuốn sách được phát hành, lần tái bản thứ 6 Tự truyện Trần Văn Khê có bổ sung 12.000 chữ, viết về 11 lựa chọn mang tính quyết định của cuộc đời Giáo sư.
 

 

Tự truyện Trần Văn Khê - Những câu chuyện từ trái tim được First News xuất bản vào tháng 7 năm 2010. Từ đó đến nay đã qua 5 lần tái bản. Ở lần tái bản thứ 6 này, cuốn sách mang tên Trí Huệ để lại cho đời, với phần bổ sung “Những chọn lựa quan trọng trong cuộc đời tôi”, dài 12.000 chữ được GS.TS Trần Văn Khê viết vào tháng 3, năm 2015 -  khoảng 3 tháng trước khi ông từ trần.

Phần bổ sung hồi ký là những câu chữ tâm huyết mà Giáo sư chắt lọc để gửi tới bạn đọc, như lời mở đầu ông viết: “Trong đời sống, mỗi một con người đều có hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau, công việc khác nhau và tính cách khác nhau, do đó đường đời của mỗi người không phải ai cũng như ai. Người có ý chí hoặc can đảm thì có thể tự quyết định lấy cuộc đời mình, đi theo đam mê và vun trồng cho tương lai, cho đời sống của mình theo như những gì mình mong muốn. Người rụt rè buông xuôi thì phó mặc cho số phận hoặc trò may rủi. Quan trọng nhất là phải biết chọn lựa cho bản thân những gì cần thiết để đi tới mục đích cuối cùng mà mình đang hướng đến”.

Ngày 24-6-2015, GS.TS Trần Văn Khê qua đời, là nỗi mất mát to lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là nền âm nhạc nước nhà. Trong hơn 90 năm, Giáo sư đã để lại một kho tư liệu đồ sộ, không chỉ về âm nhạc truyền thống mà còn về văn hóa Việt Nam mà suốt một đời ông đã miệt mài nghiên cứu.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.