Sức sống mới ở Ya Hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một ngày cuối tháng 7, chúng tôi tìm về Ya Hội-xã xa nhất của huyện Đak Pơ, từng là căn cứ địa cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. 41 năm sau ngày giải phóng, Ya Hội hôm nay đã thực sự chuyển mình với những gam màu tươi tắn và đầy sức sống.

Quá khứ tự hào

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vùng căn cứ cách mạng Ya Hội bị địch đánh phá rất ác liệt. Chúng liên tục càn quét, đốt phá nhà cửa, vườn tược, bắt hết trâu bò, heo, gà của dân làng. Thế nhưng, không một chút e sợ, nao núng, người dân Ya Hội vẫn một lòng theo Đảng và sắc son với cách mạng. Những  người con của làng đã nối tiếp nhau xung phong lên đường đánh giặc, lập nên nhiều chiến công trên chính mảnh đất quê mình. Các bà, các mẹ ở nhà cũng hăng hái trồng mì, tỉa bắp, gieo lúa, gùi lương, tải đạn, nuôi giấu bộ đội và phục vụ kháng chiến.

 

Người dân Ya Hội đang nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: H.T
Người dân Ya Hội đang nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: H.T

Những tháng ngày đầy gian khổ, hy sinh mà cũng rất đỗi tự hào ấy, giờ đây thỉnh thoảng lại được các già làng nhắc nhớ mỗi dịp gặp mặt hay hội làng. Câu chuyện quá khứ tưởng chừng cũ kỹ nhưng chưa bao giờ nhàm chán, trái lại, đó còn luôn được coi là niềm tự hào của người Ya Hội. Bà Đinh Thị Ngunh (làng Bung) bộc bạch: “Thanh niên xung phong, thanh niên hạng A, du kích gì tôi cũng tham gia hết. Hồi đó, lũ trai làng đi bữa nào là tôi đi bữa ấy, làm chông rồi cắm chông đến khi nào mỏi nhừ hai tay mới thôi. Cả làng trừ lũ trẻ con ra, ai cũng tham gia cách mạng. Chết chóc cũng nhiều, cha tôi, em tôi đều không còn nữa”.

Cũng như bà Ngunh, trong trí nhớ của những người lính già làng Bung như Đinh Mũi, Đinh Peo, Đinh Kroc, Đinh Mrech, chiến tranh quả thật rất khốc liệt. “Khi giặc tới làng, mọi người phải chạy lên rừng trốn, đào củ rừng ăn mà sống qua ngày. Nhiều người sau đó được cách mạng giác ngộ, quay về tham gia đánh địch. Mãi đến ngày giải phóng, bà con mới quay về và tập trung xây dựng lại làng”-ông Đinh Mrech nhớ lại.

Đổi thay hôm nay

Sau 41 năm phấn đấu không ngừng nghỉ, vùng căn cứ cách mạng đầy bom đạn năm xưa đã khoác lên mình tấm áo mới của sự no ấm. Kết quả của công cuộc khai hoang phục hóa là diện tích canh tác được mở rộng; năng suất cây trồng, vật nuôi ngày một tăng cao. Cây lúa nước được đầu tư thâm canh. Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, mía, mì, bí đỏ, đậu… phát triển. Người dân đã biết đầu tư chăn nuôi bò lai, nuôi cá nước ngọt. 5 năm qua, cả hệ thống chính trị cùng nhân dân trong xã đã và đang bắt tay xây dựng nông thôn mới, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính đến cuối năm 2015, xã có tổng diện tích gieo trồng gần 2.100 ha; đàn gia súc, gia cầm trên 4.000 con; thu nhập bình quân đầu người đạt 17,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 20% so với năm 2011…

Một thời, để đến được trung tâm xã Ya Hội, mọi người phải trầy trật vượt qua một quãng đường đất dài, hun hút và hiểm trở. Giờ đây, con đường ấy đã được bê tông hóa phẳng lì, sạch đẹp. Điện đã thắp sáng tất cả các nếp nhà. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể. Nhà nào cũng mua được xe máy, ti vi và cả những phương tiện phục vụ sản xuất như: máy cày, máy sạc bắp, phun lúa…

Chủ tịch UBND xã Ya Hội Đinh Thị Rươnh cho biết, xã Ya Hội là một trong 2 địa phương của huyện Đak Pơ được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vì những đóng góp, cống hiến sức người, sức của trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tiếp nối truyền thống ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ya Hội luôn nỗ lực, phấn đấu từng ngày để phát triển kinh tế-xã hội cũng như phát huy sức mạnh nội lực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần dựng xây địa phương ngày càng giàu đẹp.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).