Sức mua cần một cú hích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao khiến tường thành sức mua ngày càng thêm dày, thêm kiên cố. Muốn công phá, cần có một cú hích thật mạnh, đồng bộ từ tất cả các bên liên quan.

Ví dụ như ngoài các chính sách kéo dài thời gian giảm thuế VAT, thuế môi trường với xăng dầu thì một chính sách được kiến nghị sửa đổi rất nhiều lần là thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

Trong khi đây được đánh giá là giải pháp hiệu quả trong việc tăng thu nhập cho người làm công ăn lương, chiếm hơn 70% tổng số thu của sắc thuế này và cũng là đối tượng chi dùng lớn trong xã hội.

Cùng với chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đừng kêu "hết phép", lãi vay phải được kéo xuống tương xứng với việc giảm lãi suất tiết kiệm thì những doanh nghiệp còn vay được mới giảm chi phí vốn, góp phần giảm chi phí đầu vào, từ đó giảm giá thành sản phẩm. Chi phí vốn quá cao, làm sao họ có thể sản xuất hàng với giá rẻ. Mà hàng hóa đắt đỏ, không chỉ khiến sức mua suy yếu mà còn khiến hàng nội chật vật cạnh tranh với hàng ngoại, cả ở sân nhà và khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Tất nhiên để công phá tường thành sức mua, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp trong việc giữ giá, giảm giá, tăng chất lượng hàng hóa; nâng cao dịch vụ hậu mãi, chăm sóc để bồi dưỡng sức mua. Các chương trình khuyến mãi, giảm giá của doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước, của chính quyền địa phương hay các hiệp hội ngành nghề cần đi vào thực chất thay vì hình thức, thậm chí là tận dụng để bán hàng cận date; hàng tồn kho lâu năm...

Một yếu tố vô cùng quan trọng là kiểm soát giá cả thị trường. Chúng ta nói rất nhiều đến việc tát giá theo xăng, theo lương nhưng ở chiều ngược lại, neo giá dù xăng giảm, nguyên liệu đầu vào giảm lại chưa được chú trọng. Thế mới có chuyện, heo hơi lao dốc người nuôi thua lỗ nhưng giá các thực phẩm từ heo vẫn cao. Cũng như tô bún bò, phở, hủ tiếu, bánh mì thịt... hiện đều đắt đỏ trong khi nguyên liệu đầu vào đã giảm khá mạnh trong mấy năm qua. Lên rồi không thể xuống là thực trạng được phản ánh lâu nay nhưng chưa có giải pháp để chấn chỉnh.

Ở góc độ vĩ mô, giải ngân đầu tư công là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng tổng cầu trong nền kinh tế nhưng từ đầu năm đến nay tốc độ có chuyển biến nhưng chưa đạt kỳ vọng. Ngay TP.HCM, nơi lúc nào cũng kêu thiếu vốn, hàng loạt dự án trọng điểm nằm chờ hết năm này tới năm khác thì đã 3 quý của năm nay trôi qua, vẫn có hàng trăm dự án giải ngân 0 đồng. Điểm danh trên cả nước, rất nhiều địa phương, bộ ngành cũng ì ạch giải ngân đầu tư công... thì làm sao thúc đẩy được các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu xây dựng tăng công suất hoạt động, cung cấp hàng hóa cho các công trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Họ có lương, có thu nhập mới chi tiêu mua bán. Tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp mới tăng sản xuất... Tổng cung kéo tổng cầu, tổng cầu thúc tổng công, tường thành sức mua mới được phá bỏ và thị trường mới nhộn nhịp, thanh khoản trở lại.

Những điều này, không phải bây giờ mới nói, cũng không phải bây giờ mới thực hiện. Nhưng chúng ta cứ làm đứt quãng, rời rạc nên không tạo thành một cú hích, không tạo thành một sức mạnh tổng lực để công phá tường thành sức mua đã được dày đắp từ những khó khăn kéo dài gần 4 năm qua. Thậm chí vì làm rời rạc còn có tác dụng ngược, chính sách vẫn thực hiện, ngân sách vẫn hụt thu hàng ngàn tỉ (giảm VAT, giảm thuế môi trường với xăng...) nhưng rơi tòm vào thị trường mà không tạo ra hiệu ứng thanh khoản như chúng ta mong muốn.

Đến thời điểm này, khó khăn vẫn còn rất lớn; giảm thu nhập và thất nghiệp vẫn là rủi ro thường trực với bất cứ ai nên tâm lý thắt lưng buộc bụng đang bóp nghẹt sức mua trên thị trường. Muốn công phá, cần một cú hích mạnh. Đó là đồng bộ các giải pháp, từ tất cả các bên liên quan.

Chỉ có như vậy mới hy vọng, quý cuối cùng của năm, tăng trưởng kinh tế sẽ lạc quan trở lại, tạo trớn cho năm sau để lấy lại những gì mà năm nay chưa thể thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...