Emagazine

E-magazine Sốt giá cây giống cà phê



Từ đầu mùa mưa đến nay, người dân các huyện: Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Păh… đổ xô tìm đến các vườn ươm mua cây giống cà phê về tái canh trên những diện tích già cỗi, năng suất thấp. Theo ghi nhận của P.V, trước đây, cà phê giống có giá 3-4 ngàn đồng/cây nhưng năm nay tăng dần lên 6-7 ngàn đồng/cây. Thậm chí hiện tại, giá cà phê giống đã lên đến 8.000 đồng/cây. Dù giá tăng gấp đôi so với trước nhưng các vườn ươm vẫn không đủ cây giống bán cho người dân.



Ông Khi (làng Phăm Ó, xã Bar Măih, huyện Chư Sê) cho biết: “Tôi trồng khoảng 1,2 ha cà phê đã hơn 20 năm. Đến nay, vườn cây đã già cỗi, năng suất thấp. 2 năm trở lại đây, tôi chọn những cây kém năng suất nhất để phá bỏ rồi mua giống mới về tái canh. Vừa rồi, tôi đi mua cây cà phê giống TR4 nhưng thấy giá lên đến 10 ngàn đồng/cây, tăng gấp hơn 2 lần so với năm ngoái nên chỉ mua 20 cây”.



Giá tăng cao nhưng hầu hết vườn ươm không còn cây giống cà phê cung ứng cho người dân trồng. Ông Cao Văn Hiếu (thôn 8, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) cho hay: Thời điểm này mọi năm, vườn ươm của gia đình ông bán chưa hết 10 ngàn cây giống cà phê chất lượng cao. Thậm chí có năm, ông chịu lỗ vì bán không được. Riêng năm nay, mới giữa tháng 6 nhưng toàn bộ số cây cà phê giống đã tiêu thụ hết dù giá tăng cao hơn mọi năm. “Nguyên nhân giá cà phê giống năm nay tăng cao do người dân bỏ chanh dây để tái canh cà phê dẫn đến cung không đủ cầu. Nhờ giá cao, năm nay, tôi lãi hơn 50 triệu đồng”-ông Hiếu chia sẻ.

Thông thường, đến cuối tháng 7, Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng tỉnh mới có thể tiêu thụ hết số lượng cây cà phê giống. Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn bộ 50 ngàn cây cà phê giống chất lượng cao của Trung tâm đã bán hết cho người dân tại các huyện: Đak Đoa, Chư Sê và TP. Pleiku với giá ổn định 3,5-4 ngàn đồng/cây. Ông Lê Phú Dũng-cán bộ phụ trách Trạm thực nghiệm giống cây lâm nghiệp (Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng tỉnh) cho biết: Những năm trước, đơn vị ươm khoảng 50-60 ngàn cây giống cà phê có năng suất, chất lượng cao như TRS1, TR4 phục vụ người dân tái canh. Song, việc tiêu thụ khá chậm. Năm nay, người dân mua cây giống cà phê về tái canh nhiều nên không chỉ đơn vị mà các vườn ươm cũng không đủ nguồn cung cấp.




Toàn tỉnh hiện có 98.728 ha cà phê, năng suất năm 2022 ước đạt 3,2 tấn nhân/ha. Theo nhiều hộ trồng cà phê, giá cây giống năm nay tăng cao do giá cà phê nhân trên thị trường tăng kỷ lục, hiện ở mức 65 triệu đồng/tấn nhân. Bên cạnh đó, trước đây, người dân phá những vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp để chuyển sang trồng chanh dây. Hiện nay, giá chanh dây đang giảm nên nhiều người lại mua cây giống cà phê để trồng. Điều này dẫn đến giá cây giống tăng cao.



Không chỉ người dân mà các địa phương cũng đang gặp không ít khó khăn bởi giá cây giống cà phê tăng cao. Ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông-cho biết: Năm nay, huyện có kế hoạch hỗ trợ giống cho người dân một số xã tái canh trên diện tích hơn 67 ha cà phê già cỗi, năng suất thấp. Tuy nhiên, hiện nay, giá cây cà phê giống trên thị trường tăng cao hơn mọi năm khiến đơn vị gặp không ít khó khăn trong quá trình tổ chức đấu thầu để cung cấp cây giống chất lượng cao cho người dân. Dù vậy, đơn vị vẫn đang nỗ lực tìm đơn vị cung cấp giống đảm bảo chất lượng để hỗ trợ người dân tái canh kịp thời vụ.

Trao đổi với P.V, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-thông tin: Cà phê là cây dài ngày nên chỉ tái canh trên những diện tích già cỗi, năng suất thấp để ổn định diện tích cà phê của tỉnh từ nay đến năm 2030 khoảng 99-100 ngàn ha. Người dân không vì thấy giá cà phê tăng cao mà ồ ạt mở rộng diện tích để tránh rủi ro. Hiện nay, công tác quản lý giống, vật từ nông nghiệp đã được phân cấp. Vì vậy, các địa phương cần tăng cường công tác quản lý giống cà phê và nguồn vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng giúp nông dân sản xuất ổn định, nâng cao giá trị kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

(GLO)- Với việc quản lý, tái tạo theo vòng khép kín nhằm tái sử dụng chất thải trong sản xuất, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tuần hoàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

(GLO)- Chuyển đổi xanh là việc chuyển từ các hoạt động sử dụng nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm sang các giải pháp thay thế bền vững và thân thiện với môi trường. Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.

Bên dòng Krông Năng

E-magazineBên dòng Krông Năng

(GLO)- Dòng Krông Năng với màu nước xanh như ngọc làm dịu hẳn cái nắng nóng của những ngày tháng tư ở vùng “chảo lửa” Krông Pa. Từng đàn bò thong dong qua cây cầu nối đôi bờ sông xanh như chỉ dấu bắt đầu một ngày mới.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.