Sôi động phong trào khởi nghiệp nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2018 là một năm vô cùng sôi động của phong trào khởi nghiệp, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp. Điều này được minh chứng bởi các sản phẩm nông nghiệp năm qua hết sức phong phú, thu hút được người tiêu dùng.
Từ một "Ngôi nhà chung"...
Ngày 1-4-2018, Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp Gia Lai chính thức được thành lập. Đây là tổ chức thuộc Hội Doanh nhân trẻ, thành lập với mục tiêu tập hợp, kết nối các doanh nhân, doanh nghiệp, thanh niên, sinh viên... nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động doanh nghiệp, hợp tác xã, giới thiệu những mô hình làm ăn có hiệu quả để các thành viên học hỏi, rút kinh nghiệm, cùng nhau phát triển.
Anh Trần Văn Trong-Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp Gia Lai-cho biết: Hiện Câu lạc bộ đã tập hợp được trên 300 thành viên là giám đốc của những doanh nghiệp mới thành lập và cả những bạn trẻ chưa thành lập doanh nghiệp nhưng đang tìm hiểu hoặc đã thành công ở các mô hình về sản xuất nông nghiệp. Cũng theo anh Trong, tuy mới thành lập nhưng Câu lạc bộ đã có nhiều thuận lợi khi luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình từ các sở, ban, ngành của tỉnh. Từ đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia sôi nổi vào hoạt động của Câu lạc bộ.
 Hệ thống sản xuất giá sạch của cơ sở LD. Ảnh: T.Đ.L
Hệ thống sản xuất giá sạch của cơ sở LD. Ảnh: T.Đ.L
Có thể kể tên những doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp nông nghiệp năm 2018 ở Gia Lai như: Hợp tác xã Nông nghiệp-Dịch vụ Nam Yang với sản phẩm hồ tiêu Lệ Chí nổi tiếng; Công ty TNHH Ba Chăm Gia Lai với sản phẩm gạo hữu cơ Ba Chăm; trang trại trùn quế ở huyện Kbang thành công với thương hiệu “Trùn quế Gia Lai”; hoặc những cá nhân với những sản phẩm đặc hữu như tinh dầu sả, tinh dầu bưởi của chị Nguyễn Thị Kim Anh (TP. Pleiku); cà phê DAVIKA của anh Thái Nguyễn Trung Thành (TP. Pleiku); heo sọc dưa gác bếp của chị Trần Thị Bé...
...Đến những thương hiệu nổi tiếng
Từ “ngôi nhà chung” là Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp Gia Lai, có thể nói, năm 2018, các doanh nghiệp khởi nghiệp chuyên về nông nghiệp đã hoạt động đầy hứng khởi. Không ít doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc cá nhân đã nâng sản phẩm của mình lên thành thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Anh Trần Văn Trong-Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp Gia Lai: “Năm 2018, phong trào khởi nghiệp ở Gia Lai vô cùng sôi động, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp đã bắt đầu được thị trường biết đến và chấp nhận. Sản phẩm nông nghiệp của phong trào khởi nghiệp này đã có mặt ở hầu khắp cả nước, có những sản phẩm đã vươn ra được thị trường nước ngoài”.

Hợp tác xã Nông nghiệp-Dịch vụ Nam Yang là một điển hình. Nhận thấy những hộ trồng cà phê, hồ tiêu nhỏ lẻ, sản phẩm thiếu tính bền vững về năng suất, chất lượng, thu nhập bấp bênh, anh Nguyễn Tấn Công quyết định thành lập Hợp tác xã (ngày 10-8-2017) với thành phần ban đầu chỉ là vài hộ anh em, bà con trong gia đình. Đến nay, Hợp tác xã đã tập hợp được 15 thành viên tham gia sản xuất 45 ha hồ tiêu và 15 ha cà phê.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp-Dịch vụ Nam Yang-anh Nguyễn Tấn Công-cho biết: Từ cuối niên vụ 2017 đến tháng 10-2018, Hợp tác xã đã có 1,5 ha hồ tiêu sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (USDA) và châu Âu (EU), do tổ chức Control Union chứng nhận. Hợp tác xã đang canh tác hồ tiêu hữu cơ và đang được kiểm tra đánh giá để chứng nhận thêm 5 ha vào cuối niên vụ 2018. Ngoài ra, Hợp tác xã còn tự tổ chức sản xuất và đăng ký chứng nhận 3,5 ha hồ tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ (USDA), châu Âu (EU) và Nhật Bản (JAS) vào cuối niên vụ 2018. Sản phẩm hồ tiêu Lệ Chí của Hợp tác xã đã được đăng ký tem truy xuất nguồn gốc và có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, sang cả thị trường Thái Lan.
Cũng trên lĩnh vực nông nghiệp, Công ty TNHH Ba Chăm Gia Lai lại nhắm vào hạt lúa nổi tiếng thơm ngon của đồng bào Bahnar ở xã Đak Trôi (huyện Mang Yang): lúa Ba Chăm. Loại lúa này là sản vật trời ban cho đồng bào Bahnar nơi đây. Nhờ tích tụ hương trời khí đất, không hề bón bất cứ loại phân hóa học nào nên hạt gạo Ba Chăm rất thơm ngon và sạch. Anh Nguyễn Văn Thanh-Phó Giám đốc Công ty TNHH Ba Chăm Gia Lai-cho biết: Được sự ủng hộ và tạo điều kiện của chính quyền các cấp và các sở, ngành, Công ty luôn thực hiện đúng cam kết với bà con nông dân trong việc đầu tư, thu mua... Đặc biệt, Công ty luôn tôn trọng phương thức canh tác của bà con để có được hạt gạo Ba Chăm đúng chất. Sản phẩm gạo hữu cơ Ba Chăm Gia Lai đã được dán tem truy xuất nguồn gốc, được người tiêu dùng trong tỉnh và các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... hồ hởi đón nhận.
Có thể nói, từ những sản phẩm nông nghiệp hết sức thông thường nhưng qua bàn tay, khối óc của những chàng trai, cô gái đã trở thành những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng vùng miền, ra cả nước ngoài. Họ, những người còn rất trẻ nhưng không kém phần thông minh và năng động đã giúp bà con nông dân có hướng đi đúng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững; góp phần giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và hình ảnh Gia Lai ra không chỉ trong nước mà còn cả thế giới.
Trần Đăng Lâm

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.