Sinh viên sáng tạo thiết bị đa năng phục vụ làm thí nghiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Hệ thống khuấy cơ đũa đa năng phiên bản V2 định hướng ứng dụng trong phòng thí nghiệm tại các trường đại học, phòng nghiên cứu và phát triển, các xưởng sản xuất mỹ phẩm" là đề tài nghiên cứu của nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Đề tài này đạt giải vàng tại cuộc thi "Thiết kế, chế tạo ứng dụng" năm 2024, do Thành đoàn TP.HCM tổ chức. Nhóm nghiên cứu gồm: Nguyễn Bùi Anh Duy (trưởng nhóm), Nguyễn Thanh Huy, Bùi Phương Đông, Võ Thùy Dương, Tống Quỳnh Giang. Các bạn là sinh viên ngành công nghệ vật liệu của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Anh Duy cho biết nhóm nhận thấy tùy vào nhu cầu và đề tài học tập, nghiên cứu, sinh viên sử dụng máy khuấy trộn hóa chất có những chức năng khác nhau. Việc này không những đòi hỏi phòng thí nghiệm của trường trang bị số lượng lớn máy móc mà còn đa dạng các loại, như: khuấy cơ đũa hay khuấy từ gia nhiệt. Để đáp ứng nhu cầu trên sẽ tốn kém rất nhiều chi phí mua vật tư, thiết bị, tiêu tốn năng lượng và chiếm diện tích phòng thí nghiệm.

Các thành viên của nhóm. Ảnh: PHÚC KHA
Các thành viên của nhóm. Ảnh: PHÚC KHA

"Từ những vấn đề trên, nhóm đã thiết kế máy khuấy trộn hóa chất có thể điều chỉnh tốc độ từ chậm cho đến nhanh và phù hợp với yêu cầu cụ thể của người sử dụng. Điều này, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, sản phẩm giúp sinh viên giải quyết được vấn đề thiếu thiết bị, an toàn trong thực nghiệm khi có sự cố phát sinh", Anh Duy nói.

Sau quá trình nghiên cứu và sáng chế ra phiên bản V1 nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế, từ năm 2023, nhóm thảo luận đưa ra phương án phát triển nhằm nâng cấp V1 thành phiên bản V2 tối ưu hơn, nhiều chức năng hiện đại, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Theo Anh Duy, với tính năng thiết lập thời gian, tốc độ khuấy theo nhu cầu sử dụng, phiên bản V2 cho phép người dùng linh hoạt cài đặt thời gian và tốc độ khác nhau. Ngoài ra, người sử dụng có thể linh hoạt tùy chỉnh tốc độ nhanh hay chậm khi máy đang hoạt động. Việc di chuyển linh hoạt cánh khuấy lên hoặc xuống bằng bộ điều khiển sẽ giúp người sử dụng thao tác dễ dàng hơn so với phương pháp thủ công để nâng hạ.

Hệ thống khuấy cơ đũa đa năng. Ảnh: PHÚC KHA
Hệ thống khuấy cơ đũa đa năng. Ảnh: PHÚC KHA

Đối với tính năng thiết lập chế độ dừng và hoạt động, Phương Đông cho biết người sử dụng có thể thiết lập giá trị nhiệt độ tiêu chuẩn thông qua nút cài đặt và sản phẩm còn thiết lập tính năng dừng khẩn cấp rất hiệu quả khi có bất kỳ sự cố xảy ra.

Tiến sĩ Nguyễn Chí Thanh, giảng viên Khoa Khoa học ứng dụng, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nhận xét: "Các bạn thiết kế máy khuấy cơ đũa sử dụng trong phòng thí nghiệm để cho sinh viên, thầy cô thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học. Hiện tại, nhóm cùng thầy cô tại trường đang phát triển thiết kế lên phiên bản V3 để hoàn thiện các tính năng như đế gia nhiệt, hệ chắn bảo vệ không cho người điều khiển chạm vào bộ phận chuyển động của máy khuấy, trang bị hệ thống IoT để người sử dụng có thể điều khiển bằng điện thoại thông minh. Từ đó đưa ra sản xuất thương mại phục vụ phòng thí nghiệm ở các trường, xưởng sản xuất của doanh nghiệp mỹ phẩm".

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.