Sinh viên khởi nghiệp với xà phòng tắm lá bàng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một nhóm sinh viên Trường ĐH Kiên Giang tận dụng hạt và lá bàng làm thành xà phòng tắm thiên nhiên được nhiều người ưa thích.
Người khởi xướng ý tưởng làm xà phòng độc đáo này là Lê Khánh Ngọc (22 tuổi), sinh viên ngành luật Trường ĐH Kiên Giang. Ngọc chia sẻ, cây bàng vốn đã quá quen thuộc trong ký ức tuổi thơ; đáng nhớ nhất là hình ảnh các cô, cậu học trò nhặt những trái bàng chín lấy hạt ăn trong sân trường.
 
Sản phẩm xà phòng lá bàng đã có quy trình sản xuất ổn định và đưa vào kinh doanh. Ảnh: Thanh Duy
Sản phẩm xà phòng lá bàng đã có quy trình sản xuất ổn định và đưa vào kinh doanh. Ảnh: Thanh Duy
Khi tìm hiểu sâu hơn, Ngọc mới phát hiện rằng hạt bàng còn có tác dụng hỗ trợ chữa các loại bệnh liên quan đến tim mạch, táo bón, huyết áp. Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu khoa học cho thấy lá bàng chứa nhiều thành phần dược tính, vitamin E giúp kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm da, chống lão hoá và nhanh làm lành vết thương.
Từ đó, Ngọc thăm dò các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da và nhận thấy thị trường vẫn chưa khai thác nhiều tiềm năng của lá bàng. Sau đó, Ngọc phối hợp với 3 sinh viên cùng trường là Tô Mỷ Huyền, Trần Phương Thảo, Nav Bonly nghiên cứu dùng lá bàng làm xà phòng tắm và được cô Ngô Thị Cẩm Tú, giảng viên ngành công nghệ sinh học Trường ĐH Kiên Giang, hỗ trợ tận tình.
 
Dự án xà phòng tắm lá bàng đoạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kiên Giang năm 2021. Ảnh: Thanh Duy
Dự án xà phòng tắm lá bàng đoạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kiên Giang năm 2021. Ảnh: Thanh Duy
Theo Ngọc, nhóm mất hơn 6 tháng nghiên cứu, điều chế trong phòng thí nghiệm. Ba thành phần chính để làm ra sản phẩm là bột lá bàng, dầu hạt bàng và phôi xà phòng.
“Công đoạn làm bột lá bàng có nhiều khâu như khử khuẩn nguyên liệu, phơi lá, cắt nhỏ và xay. Các bước đều có những lưu ý về thời gian, nhiệt độ thích hợp để bột có độ mịn vừa phải, giữ được màu xanh tự nhiên của lá sau khi thành phẩm”, Ngọc cho biết.
Khó khăn nhất là làm thế nào để tìm ra bí quyết kết hợp cân bằng giữa các thành phần để bánh xà phòng không bị mềm nhão hoặc quá khô cứng. Theo Ngọc, lá bàng nhạt hương, để làm dậy mùi thơm cho bánh xà phòng, nhóm chiết xuất tinh dầu trà trắng kết hợp để nâng tầm chất lượng cho sản phẩm.
Cuối cùng, nhóm đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất, hoàn thiện khâu bảo quản, đóng gói, thiết kế bao bì và tung ra thị trường với thương hiệu “Phoebe Bang”.
 
Lá và hạt bàng có thể được dùng để hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến tim mạch, táo bón, huyết áp, viêm nhiễm da, chống lão hoá, nhanh làm lành vết thương. Ảnh: Thanh Duy
Lá và hạt bàng có thể được dùng để hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến tim mạch, táo bón, huyết áp, viêm nhiễm da, chống lão hoá, nhanh làm lành vết thương. Ảnh: Thanh Duy
Trước khi đến tay người tiêu dùng, sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang. “Thật bất ngờ khi mới ra mắt thì hơn 100 sản phẩm đã bán hết. Khách hàng ưa chuộng nhất là các trung tâm làm đẹp, spa, cửa hàng bách hóa”, Ngọc thông tin.
Hiện nhóm của Ngọc sử dụng nguồn nguyên liệu chính là lá và hạt bàng đặt mua ở Côn Đảo (H.Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu) vì có chất lượng đảm bảo nhu cầu sản xuất. Sắp tới, Ngọc sẽ tiếp tục nghiên cứu, khai thác tiềm năng cây bàng tại địa phương.
Mới đây, dự án xà phòng tắm lá bàng đã vượt qua 40 ý tưởng khởi nghiệp tranh tài và đoạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kiên Giang năm 2021.
Theo Thanh Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.