Sẽ có thêm nhiều nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 23-5 (theo giờ Mỹ), tại thủ đô Washington, Bộ Trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng đã tham gia phiên họp cấp Bộ trưởng Hội đồng Hợp tác Thương mại và đầu tư Việt- Mỹ (TIFA). Phía Mỹ Bộ trưởng Ron Kirk- Đại diện thương mại Mỹ tham dự.

Đây là cuộc họp chính thức lần thứ 3 giữa hai Bộ trưởng. Tại phiên họp, hai bên đều đánh giá tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian qua đã đạt kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư, thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, dịch vụ, nông nghiệp cũng như tranh chấp thương mại.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk
Hai Bộ trưởng khẳng định hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng TIFA Việt –Mỹ là kênh hợp tác song phương có hiệu quả, tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa hợp tác ở cấp Ban Thư ký TIFA để nhanh chóng giải quyết những vướng mắc, trong đó có việc thực hiện tốt cơ chế thông báo và tham vấn kịp thời về những phát sinh mới. 


Đến nay, ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như dệt may, giày dép, cá tra, cá ba sa thì Mỹ cũng đã tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu các loại nông sản như: thanh long và chôm chôm. Mỹ đang xem xét cho Việt Nam xuất khẩu vải, nhãn vào thị trường này.

Ngược lại, Việt Nam cũng xem xét cho Mỹ xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp sang thị trường Việt Nam. Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của hai nước có tính chất bổ trợ cho nhau chứ không mâu thuẫn.

Tại phiên họp TIFA lần này, hai Bộ trưởng cũng thảo luận tìm giải pháp cho những khó khăn về xuất khẩu tôm đông lạnh, cá tra, cá ba sa của  Việt Nam sang thị trường Mỹ, cũng như việc xuất khẩu thịt bò của Mỹ sang Việt Nam.

Các vấn đề quan trọng khác cũng được hai bên đề cập đến như xử lý các tranh chấp thương mại hiện nay để tạo nên môi trường công bằng, cũng như  việc tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm âm nhạc, phim truyện và các phần mềm công nghệ.
Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.