Sau ông Lê Hùng Dũng, bầu Thắng đang "ngậm đắng" với ngân hàng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bầu Đức từng thở phào vì không chạy theo “mốt” đầu tư vào ngân hàng cách đây nhiều năm. Nhưng nhiều đồng nghiệp của bầu Đức trong làng bóng đá như ông Lê Hùng Dũng hay ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) lại đang “ngậm đắng” với ngân hàng.

Năm 2013, bầu Thắng gây bất ngờ khi ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (Kienlong Bank). Bầu Thắng gây bất ngờ vì tại thời điểm đó, ngân hàng vẫn được xem là “bom nổ chậm” bởi những khoản nợ xấu khủng.

 

Bầu Thắng đang
Bầu Thắng đang "ngậm trái đắng" với ngân hàng?

Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù nắm giữ tới 40,04% vốn và là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Đồng Tâm, bầu Thắng lại không nắm giữ bất cứ cổ phiếu nào tại Kienlong Bank. Tuy nhiên, không vì thế mà quyền lực của ông bầu này giảm sút tại ngân hàng này.

Dù không nắm giữ bất cứ cổ phiếu Kienlong Bank nào nhưng bầu Thắng vẫn “gửi gắm” tài sản của mình qua tài khoản của con trai. Sau hơn 1 năm bầu Thắng nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Kienlong Bank, ông Võ Quốc Lợi, con trai bầu Thắng mua vào hơn 14 triệu cổ phiếu Kienlong Bank.  Theo mệnh giá, lượng cổ phiếu này trị giá hơn 140 tỷ đồng.

Trong suốt thời gian bầu Thắng nắm giữ vị trí cao nhất tại ngân hàng này, Kienlong BanK không có tên trong danh sách các ngân hàng yếu kém nhất. Tuy nhiên, tới quý III-2016, tình hình đang khác đi khi ngân hàng báo lỗ.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý III và 9 tháng đầu năm 2016, trong quý III-2016, Kienlong Bank bất ngờ báo lỗ 8,9 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 15,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh so với con số 145 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Kienlong Bank thua lỗ do mạnh tay gia tăng chi phí. Đa số các chi phí quan trọng đều tăng mạnh hơn thu nhập.

Cụ thể, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự chỉ tăng 42 tỷ đồng, tương ứng 7,3% lên 585 tỷ đồng; trong khi chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng 65 tỷ đồng, tương đương 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 413 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động dịch vụ tăng từ 995 triệu đồng quý III-2015 lên 2,1 tỷ đồng trong quý III-2016. Chi phí hoạt động tăng từ 127 tỷ đồng lên 154 tỷ đồng.

Các chi phí đồng loạt tăng cùng nhau khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh từ 75 tỷ đồng trong quý III-2015 xuống chỉ còn 41 tỷ đồng trong quý III-2016.

Trong kỳ, ngân hàng dành gần 50 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng nên khiến lợi nhuận sau thuế của Kienlong Bank là con số âm 8,9 tỷ đồng.

Không chỉ là ngân hàng đầu tiên “mở màn” cho danh sách các ngân hàng thua lỗ trong quý III-2016, Kienlong Bank còn chịu áp lực nợ xấu. Trong 9 tháng đầu năm, Kienlong Bank duy trì được tăng trưởng tín dụng dương. Chỉ tiêu cho vay khách hàng đạt 17.254 tỷ đồng, tăng 1.036 tỷ đồng, tương ứng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng cùng với cho vay khách hàng là nợ xấu. Tại thời điểm cuối quý III, nợ xấu tại Kienlong Bank là 254 tỷ đồng, chiếm 1,47% tổng dư nợ. Nợ xấu 1,47% là mức thấp hơn rất nhiều so với “trần” 3% do Ngân hàng Nhà nước quy định nhưng chưa hẳn là “thành tích” của Kienlong Bank vì nợ xấu trong kỳ này đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, nợ xấu tại Kienlong Bank là 183 tỷ đồng, chiếm 1,13% tổng dư nợ. Có thể thấy, nợ xấu của Kienlong Bank đang tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ.

Không chỉ nợ xấu tại Kienlong Bank tăng mạnh, nợ có nợ xấu của ngân hàng này cũng tăng từ 121 tỷ đồng lên 187 tỷ đồng.

Vì kết quả kinh doanh không được tốt, trong suốt thời gian dài qua, trên thị trường OTC, cổ phiếu Kienlong Bank thường xuyên giao dịch dưới mệnh giá. Nếu đầu năm 2015, vẫn có giao dịch thành công ở mức giá 11.000 đồng thì năm nay, có người thậm chí còn chào mua cổ phiếu Kienlong Bank với giá chỉ 3.000 đồng/CP.

Trước đó, ông Lê Hùng Dũng, một ông lớn trong làng bóng đá như bầu Thắng cũng lao đao với Eximbank.

Theo VTC

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.