Sạt lở đất lúc san gạt ở Bảo Lộc, 1 công nhân bị vùi lấp và tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên quan đến vụ sạt lở đất khiến 1 người bị vùi lấp, tử vong xảy ra tại xã Đam B'ri, TP.Bảo Lộc), Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND thành phố Bảo Lộc, UBND xã Đam B´ri nghiêm túc thực hiện xem xét hỗ trợ cho gia đình người bị nạn.
 
Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa yêu cầu UBND TP.Bảo Lộc, UBND xã Đam B´ri nghiêm túc thực hiện xem xét hỗ trợ cho gia đình ông Nguyễn Thượng Hà khắc phục tổn thất tinh thần do sự cố gây ra, đồng thời khẩn trương tổ chức khảo sát nguy cơ sạt, lở đất khu vực nêu trên và tổ chức khoanh vùng an toàn xung quanh khu vực xảy ra sự cố.
Trước đó, khoảng 14 giờ, ngày 31.12.2020, tại đường Phó Đức Chính, thôn 2, xã Đam B’ri, TP.Bảo Lộc xảy ra hiện tượng sạt đất bờ taluy (kết cấu đất đỏ bazan) với chiều cao từ 9,1-9,6m, chiều dài 91,3m, khối lượng đất bị sạt ước khoảng hơn 50m3.
Cá nhân tham gia san gạt, tạo mặt bằng là ông Lương Xuân Hồng (cá nhân, làm việc theo thỏa thuận). Còn chủ đầu tư (chủ nhà) là bà Trần Thị Tiếp.
Trên công trường khi xảy ra sự cố có 5 công nhân đang khảo sát và thực hiện san gạt đất trong đó có ông Nguyễn Thượng Hà và lân cận khu vực san gạt có 1 công trình của hộ dân đang xây dựng. Xung quanh hiện trường sạt lở có 4 hộ dân đang sinh sống.
Vụ sạt lở đất làm ông Nguyễn Thượng Hà (sinh năm 1971, trú tại thôn 8, xã Đam B’ri, thành phố Bảo Lộc) bị đất sạt lở vùi lấp và tử vong ngay sau đó.
Lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của ông Nguyễn Thượng Hà và bàn giao cho gia đình để an táng, tổ chức khoanh vùng nguy hiểm và bảo vệ hiện trường.
Liên quan đến vụ sạt lở đất này, Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Bảo Lộc, UBND xã Đam B’ri, Công an xã Đam B’ri cùng đo đạc, kiểm tra hiện trường vụ sạt lở đất thuộc thôn 2, xã Đam B’ri, thành phố Bảo Lộc.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, qua kiểm tra, đo đạc thực tế kết hợp một số tài liệu do UBND xã Đam Bri cung cấp thì hành vi chuẩn bị, san gạt của gia đình bà Trần Thị Tiếp là việc chuẩn bị mặt bằng chưa hình thành công trình xây dựng.
Do đó theo quy định của Luật Xây dựng thì vụ sạt lở đất nêu trên xác định không phải sự cố công trình xây dựng. Chính quyền địa phương đã tổ chức tìm kiếm nạn nhận, cảnh báo nguy hiểm, phối hợp cùng gia đình nạn nhân tổ chức an táng; Công an địa phương đã lập báo cáo nhanh về nội dung vụ việc đến các cơ quan cấp trên.
NHIỆT BĂNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.