Sáp nhập 3 huyện, Lâm Đồng chính thức lập H.Đạ Huoai mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỉnh Lâm Đồng chính thức công bố thành lập H.Đạ Huoai mới trên cơ sở sáp nhập 3 huyện phía nam của tỉnh gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Ngày 5.12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ công bố thành lập H.Đạ Huoai trên cơ sở sáp nhập 3 huyện phía nam của tỉnh gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, theo Nghị quyết số 1245/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025.

Lễ công bố thành lập H.Đạ Huoai
Lễ công bố thành lập H.Đạ Huoai

Sau khi thành lập, H.Đạ Huoai có diện tích 1.448,48 km2 (lớn thứ 3 tỉnh Lâm Đồng), quy mô dân số hơn 146.000 người, với 5 thị trấn, 18 xã giáp ranh với TP.Bảo Lộc, H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) và các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Nông và Đồng Nai. Huyện lỵ của Đạ Huoai được đặt tại TT.Đạ Tẻh (thuộc H.Đạ Tẻh trước đây).

Tại buổi lễ, tỉnh Lâm Đồng công bố quyết định thành lập Đảng bộ H.Đạ Huoai trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ H.Cát Tiên và Đảng bộ H.Đạ Tẻh vào Đảng bộ H.Đạ Huoai (trước đây). Ban thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng có quyết định chỉ định Ban chấp hành, Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy Đạ Huoai nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Nguyễn Quý Mỵ được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy Đạ Huoai, ông Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Mạnh Việt là Phó bí thư Huyện ủy.

Trung tâm H.Đạ Huoai mới đặt tại TT Đạ Tẻh
Trung tâm H.Đạ Huoai mới đặt tại TT Đạ Tẻh

Trước đó, ngày 4.12, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê chuẩn kết quả bầu chức danh Chủ tịch UBND H.Đạ Huoai khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Tiến Dũng (Tỉnh ủy viên, Phó bí thư Huyện ủy) và 4 Phó chủ tịch UBND H.Đạ Huoai gồm ông Đinh Viết Bảo, Bùi Văn Văn, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Cao Trí.

Ông Nguyễn Thái Học, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu tại lễ công bố thành lập H.Đạ Huoai
Ông Nguyễn Thái Học, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu tại lễ công bố thành lập H.Đạ Huoai

Ông Nguyễn Thái Học, quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, khẳng định việc sáp nhập 3 huyện phía nam thành một huyện là sự kiện quan trọng, hiện thực hóa chủ trương lớn của T.Ư và của tỉnh. Đây cũng là cơ hội mới để đột phá, tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong tình hình mới.

Sau khi thực hiện sắp xếp 3 huyện phía nam, tỉnh Lâm Đồng còn 2 thành phố là Đà Lạt và Bảo Lộc; 8 huyện gồm: Đạ Huoai, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh và Bảo Lâm.

Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.