'Săn' phu đào vàng: Bi thảm đời phu vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những phu vàng lúc còn sức khỏe thì bán mạng dưới hầm sâu kiếm tiền. Nếu không may tử nạn, hoặc chủ bãi tức tốc đưa họ về quê để tránh sự truy xét, hoặc phải cô quạnh nằm lại nơi góc rừng...
 
Phu vàng luôn đối diện hiểm nguy khi lao động trong hầm sâu. ẢNH: HOÀNG SƠN
Chiều đã xuống nhưng khu vực sát sân bay Khâm Đức nắng hầm hập. Ông Nguyễn Thanh Hiệp (55 tuổi) đánh trần ngồi rít thuốc lá, trầm ngâm ở bậc cửa. Thấy có người lạ hỏi đường vào nghĩa trang, ông đoán ra ngay là đi tìm mộ những phu vàng.
Nghĩa trang phu vàng
Trúng vàng bao, chết không tiền mai táng
Nhiều người làm vàng tại Phước Sơn kể, trước khi mất cách đây 3 năm, Q. “Ê đê” làm ăn rất được. Ông này nổi tiếng với việc có lần trúng vàng nhiều đến nỗi phu vàng phải vác từng bao. “Tay xe thồ nào mà nhận chở vàng cho Q. “Ê đê” là khiếp vì... quá nặng. Thế mà nó chết lại không có tiền chôn, còn để lại một đống nợ”, ông K. kể. Vì theo ông K., lúc có tiền trong tay, Q. “Ê đê” tiêu xài rất hoang phí. Ông này nổi tiếng với “giai thoại” ghi nợ đủ 50 triệu đồng thì trả một lần. Cũng vì sẵn tiền, vàng trong tay, Q. lao vào bài bạc, hút xách, gái gú… rồi qua đời sau đó.

Gần 30 năm nay, ở đất này, thỉnh thoảng tôi vẫn chỉ đường cho một số người tìm nghĩa địa để thắp nhang cho các phu vàng xấu số. Từ Phú Yên ra đây rồi lang thang các bãi vàng kiếm sống, tôi chứng kiến nhiều cái chết của “đồng nghiệp” lắm”, ông Hiệp kể. Nghiệp làm vàng không biết chết lúc nào, nên từ một người chuyên “đánh” hóa chất cho các bãi vàng với thu nhập “khủng”, ông quyết định giải nghệ, quanh quẩn góc vườn với vợ con.
Cách đây 25 năm, ông Hiệp cùng nhóm bạn làm vàng trái phép tại bãi Khe Tăng (xã Phước Kim, H.Phước Sơn, Quảng Nam). Rồi một người bạn tử vong khi đất đá trong hầm đổ xuống, “nằm lại” ở đất Khâm Đức. Sau, người nhà đưa hài cốt về. Ông bảo, phu vàng chết chôn dọc đường nhiều vô kể. Đôi khi vì đá tảng rơi trúng đầu; bị sạt lở vùi lấp; sốc ma túy. Vì phải đi bộ hằng ngày đường nên không thể đưa về mai táng... “Ngày nay, đường sá vào bãi vàng đã thuận lợi hơn. Khi có người chết, để bịt thông tin, các chủ bãi đều nhanh chóng di chuyển bằng xe bán tải. Họ đem về quê rồi thương lượng với người nhà”, ông Hiệp nói.
Một người thạo tin tại Khâm Đức cho biết, khoảng 10 năm về trước, các bãi vàng trái phép liên tục xảy ra những vụ sập hầm khiến nhiều người chết. “Có hôm tôi đang đổ xăng bên đường thì một chiếc xe máy chạy từ bãi vàng trờ tới. Nhìn đằng xa cứ tưởng họ chở máy móc gì đó vì có 2 khúc củi thẳng theo hông tài xế ra phía trước. Đến khi lại gần, tôi mới tá hỏa vì đó là... 2 cái chân trắng hớn của phu vàng tử vong”, người này rùng mình nhớ lại. Nên dễ hiểu, dọc đường vào các bãi vàng Phước Hiệp, Phước Thành… thấy nghĩa trang “dã chiến” khá nhiều. Nơi ít thì vài ba ngôi mộ, nhiều thì hàng chục. Như ở khu vực Cổng Trời (xã Phước Kim), có đến hàng chục ngôi mộ không bia, không nhang khói…
Giữa rừng sâu, thỉnh thoảng người đi rừng hoặc phu vàng ngang qua dừng ghé lại thắp cây hương cầu may tại các khám thờ. Đó là những khám thờ vọng vì các ngôi mộ đã được dời đi. Nhưng, khi đã chết, không phải ai cũng may mắn được người thân tìm thấy. Ở Khâm Đức, người ta vẫn thường thấy một người đàn ông quê gốc Thái Bình luống tuổi hằng ngày đi khắp các quán cà phê chỉ để nghe ngóng tìm mộ của đứa em trai xấu số đang nằm đâu đó giữa núi rừng. Nhưng vô vọng. Đã 20 năm rồi…
 
Những ngôi mộ của phu vàng được ông K. quy tập từ trong rừng ra nghĩa trang Khâm Đức. ẢNH: HOÀNG SƠN
Sống nay, chết mai
Ở Phước Sơn, thị trấn tuy sầm uất nhưng nhỏ bé, chỉ cần một cỗ quan tài mua chuyển vào rừng là nhiều người đoán biết cánh phu vàng vừa xảy ra chuyện. Người ta tặc lưỡi thương phận phu vàng bạc bẽo rồi mọi chuyện cũng chóng qua, vì đó như “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng câu chuyện lao động trẻ đào đãi vàng trái phép tử vong do lở núi xảy ra ngày 24.11.2017 tại bãi thuộc quản lý của Công ty TNHH H.M (ở thôn 8, xã Phước Hiệp) có lẽ khiến nhiều người không quên. Nạn nhân là H.V.N (15 tuổi) và H.V.H (20 tuổi, cùng trú xã Phước Thành, H.Phước Sơn). Cả hai tử vong trong hầm. Tháng 1.2014, tại bãi Cao (xã Phước Hiệp), nhóm 3 người gồm B.V.Th, H.A.T và B.V.H (cùng trú H.Kim Bôi, Hòa Bình) khi đang đục khoét tìm vàng thì bị một phần quả núi ập xuống. Phải đến 3 tháng sau, địa phương mới tìm thấy 3 thi thể nhờ máy xúc hạng nặng. 3 người “nằm xuống”, một nghĩa trang phu vàng lại mọc lên…
 
Nghĩa trang Khâm Đức, nơi từng có nhiều ngôi mộ của phu vàng "tạm yên nghỉ" trước khi được thân nhân cải táng đưa về quê. ẢNH: HOÀNG SƠN
Ông K., chủ một bãi vàng tại Phước Sơn, bảo anh em phu vàng là những người “sống nay, chết mai”. “Nhiều người thoát chết đến khi ngẫm lại chỉ có thể thốt lên là nhờ phép màu”, ông K. nhớ lại. Như lán trại của Q. “Ê đê” ngày trước đông "quân". Lúc đó, cách đây chừng 15 năm, cả lán đang ngủ say thì lũ quét qua. 19 phu vàng bị đất đá vùi chết, nhưng có một người sống sót ly kỳ: hòn đá rơi đúng tấm phản, hất văng ông này lên cao, rơi xuống đống đất và... thoát chết.
Trong nghiệp làm vàng của mình, ông K. còn chứng kiến nhiều vụ cây cổ thụ gãy cành, đá lăn xuống lán trại và sát nơi nghỉ của phu vàng. “Có lần, tại Hang Nhím, sau khi cả nhóm phu vàng làm kíp thì đến bữa cơm trưa. Khi cả nhóm vừa ra về thì một hòn đá rơi xuống mớ kíp, kích nổ gói thuốc nổ nặng gần chục ký, rền vang cả góc rừng. Hầm vàng cạnh đó tan hoang, nhưng may là không có người thiệt mạng”, ông K. kể lại.
Ông K. cũng chứng kiến không ít vụ “tẩu tán” thi thể khỏi địa bàn. Ông kể, cách đây không lâu, tại một hầm vàng (của gia đình ông B.L) bị sập do không chằng chống kỹ sau nhiều năm bỏ hoang, 2 người bên trong tử vong. Để qua mắt lực lượng chức năng, chủ bãi thuê ô tô con, đóng giả... đoàn rước dâu. “Khi đóng giả làm chú rể để đưa về quê, cả 2 thi thể đều được mặc áo vest, cà vạt, trang điểm, đeo kính đen… rồi cho vào xe để ngồi (?)”, ông K. tiếp lời.
Khó kiểm soát lao động ở bãi vàng
Thương đời phu vàng bạc bẽo, rời cõi tạm lại nằm nơi bãi bờ hiu quạnh, ông K. đã cho dời 3 ngôi mộ từ rừng ra nghĩa trang Khâm Đức. Trong số này có một nữ phu vàng tên T.L, một nam tên V.C và một ngôi mộ của trẻ sơ sinh. “Cách đây 3 năm, tôi thuê thợ xây quách, ốp gạch rồi dời cả 3 ngôi mộ về nghĩa trang để tiện nhang khói. Tôi cũng vào khu vực đồi Quế để làm lại khám thờ những vong linh chết trên đường tìm vàng. Riêng ngôi mộ của phu vàng B.T bị nước cuốn trôi mất, tôi vẫn chưa tìm thấy”, ông K. nói rồi tâm sự: “Đời phu đã khổ quá nhiều. Tôi phải cúng bái đàng hoàng, chỉ mong họ bớt cô quạnh…”.
Trước tình trạng lao động (LĐ) từ phía bắc vào làm việc tại bãi vàng thông qua những người “săn” phu vàng, trả lời PV Thanh Niên, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND H.Phước Sơn (Quảng Nam), cho hay các công ty thường liên hệ, tuyển dụng LĐ theo kiểu "tự túc", không thông qua địa phương. Theo ông Hà, phu vàng chủ yếu là LĐ ở phía bắc. Hằng năm, tổ công tác liên ngành của H.Phước Sơn đều kiểm tra LĐ tại các doanh nghiệp khai thác vàng, và nhìn nhận có bất cập khi không thể nắm được số lượng LĐ. “Chỉ có thể nắm trên số liệu đăng ký ở xã. Nhưng khi anh em vào kiểm tra, những trường hợp không đăng ký thì họ lại giấu đi, mình cũng không thể biết được”, ông Hà nói..
Hoàng sơn (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.