Sa Thầy: Phát hiện thêm hơn 115m3 gỗ khai thác trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mở rộng khám nghiệm hiện trường vụ khai thác gỗ trái phép xảy ra tại khoảnh 6, tiểu khu 692 thuộc lâm trường Mô Rai (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy), Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy tiếp tục phát hiện thêm nhiều gốc cây bị cưa hạ.

 
Hiện trường khu vực khai thác gỗ trái phép. Ảnh: PV
Hiện trường khu vực khai thác gỗ trái phép. Ảnh: PV


Theo báo cáo ngày 9/9, của Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy, tiếp tục khám nghiệm hiện trường để mở rộng điều tra, Tổ công tác liên ngành đã phát hiện thêm 65 gốc bị cưa hạ, có tổng khối lượng 115,381m3.

Như vậy, tổng số gỗ bị cắt hạ trái phép xảy ra hiện trường là khoảng 147m3. Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy sẽ tiếp tục ra quyết định khởi tố bổ sung và hoàn tất các thủ tục để chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra, điều tra theo thẩm quyền đối với số gỗ mới bị phát hiện trên- báo cáo nêu rõ.

Trước đó, ngày 6/9/2022, Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ án “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” xảy ra tại khoảnh 6, tiểu khu 692 thuộc Lâm trường Mô Rai (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy) quản lý và chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với số gỗ khai thác trái phép đã được Tổ công tác liên ngành phát hiện, kiểm đếm ngày 5/9/2022 (gần 40 m3, gồm các chủng loại gỗ không thuộc loài nguy cấp quý hiếm, từ nhóm III đến nhóm VIII).



https://www.baokontum.com.vn/phap-luat-doi-song/sa-thay-phat-hien-them-hon-115m3-go-khai-thac-trai-phep-26257.html

Theo HỒNG LAM (baokontum)

 

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.