Rơ Mah Vo: Vượt lên tật nguyền

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Khiếm khuyết nhưng khéo léo là điều mà người làng Ghè thường nói về chị Rơ Mah Vo (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ). Nghị lực sống của người phụ nữ Jrai khuyết tật tựa như cây đa di sản của làng, trải qua bão táp mưa sa vẫn luôn vững chãi, không ngừng vươn lên.
Nghị lực sống
Ông Ksor Glơl-cha của chị Vo, đã ngoài 80 mùa rẫy vẫn không thể quên cái ngày vợ ông sinh con gái đầu lòng. Khi lọt lòng, cô bé Vo rất bụ bẫm, nhưng bàn chân thì ngắn ngủn, co quắp, không như những đứa trẻ bình thường khác. Không có đôi chân khỏe mạnh làm sao chạy nhảy tự do như con thú trong rừng? Nghĩ thế nên ông càng thương con hơn. “Hồi đó, làng Ghè vẫn còn những hủ tục, đứa trẻ sinh ra không lành lặn thường bị hắt hủi, thậm chí bỏ rơi nơi bìa rừng, con suối. Nhưng mình nói với vợ phải yêu thương, chăm sóc con, còn số phận nó ra sao, hãy để Yàng định đoạt chứ không ai được can thiệp”-ông Glơl kể.
Cô bé Rơ Mah Vo càng lớn càng yếu ớt, bệnh tật. Vợ chồng ông Glơl đi đâu cũng phải địu con theo, Vo hết nằm trên lưng cha rồi đến lưng mẹ. Năm lên 6 tuổi, khóe miệng bên trái của Vo bỗng mọc lên cái mụn nhỏ, rồi cứ thế lớn dần, rất đau đớn. Không ai ngờ rằng đó lại chính là nguồn cơn của nỗi đau khác, vĩnh viễn lấy đi vẻ xinh tươi trên gương mặt Vo. “Chẳng ai biết đó là bệnh gì, nhưng cứ chảy máu miết rồi khiến Vo méo hẳn một bên miệng. Từ chính cái nốt mụn để lại một lỗ thủng to tướng, không thể lành lại. Cả tuổi thơ nó cứ mặc cảm mình xấu xí”-ông Glơl chia sẻ.
Sản phẩm thủ công của chị Rơ Mah Vo luôn đắt khách bởi sự lành nghề, tinh xảo. Ảnh: Minh Châu
Sản phẩm thủ công của chị Rơ Mah Vo luôn đắt khách bởi sự lành nghề, tinh xảo. Ảnh: Minh Châu
7 đứa con khác lần lượt ra đời, cùng cái đói cái nghèo đeo bám khiến vợ chồng ông Glơl không còn dành nhiều sự quan tâm cho đứa con gái tật nguyền. Các em cõng Vo đi chơi, có khi tị nạnh bỏ mặc không cõng về khiến ông Glơl bao phen đi tìm con. Gánh bao nhiêu thiệt thòi, nhưng không ai ngờ cô gái Rơ Mah Vo vào tuổi đôi mươi đã được nhiều người biết tới bởi đôi bàn tay tài hoa, biết làm đủ nghề truyền thống của người phụ nữ Jrai. Dường như bao nhiêu khiếm khuyết đã được bù đắp lại bằng đôi bàn tay khéo léo. Cô gái Rơ Mah Vo có thể nuôi bản thân nhờ dệt vải, làm và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà phụ nữ Jrai yêu thích.
Khiếm khuyết mà tài hoa
Chị Rơ Mah Vo giờ là một nghệ nhân của làng. Những tấm vải dệt xong được chị Vo cắt, may thành các sản phẩm thời trang, quần áo truyền thống để bán. Trong ngôi nhà nhỏ ngày ngày vang lên tiếng máy khâu. Âm thanh bình thường ấy là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi của người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi này. Trong câu chuyện với chúng tôi, chị không giấu được niềm vui khi nhắc về “phép màu” đã đến với mình, sau bao năm không thể đi lại được. “Sau nhiều lần đi Quy Nhơn trị liệu, mình đã có thể chống nạng để đi lại quanh nhà, ra tới cổng, may được túi xách, quần áo. Khi nào đau hoặc mỏi quá thì mình nghỉ chân rồi làm tiếp”-chị Vo tâm sự.
Ngoài sản phẩm làm từ nguyên liệu truyền thống, mấy năm trở lại đây, chị Vo còn đan thêm túi xách, làm mới chiếc gùi đựng bằng vật liệu tái chế từ nắp lon bia, dây dù, hạt cườm, hạt nhựa giả ngọc trai… Chỉ cho chúng tôi xem những chiếc túi, chiếc gùi đang làm dở để khắp nhà, chị cho biết tất cả đều đã có chủ, hoàn thiện là có người tới lấy. Túi xách thường có giá dao động 200-500 ngàn đồng, gùi thì có giá từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Riêng gùi đựng là mặt hàng chị làm không kịp bán cho khách.
Chị Rơ Mah Vo (bìa trái) giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do mình làm với tác giả bài viết. Ảnh: Minh Châu
Chị Rơ Mah Vo (bìa trái) giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do mình làm với tác giả bài viết. Ảnh: Minh Châu
Thời gian gần đây, chị Vo còn dạy nghề cho một số người trong làng, ngoài xã, trong đó chị Rơ Châm Blel-cũng bị khuyết tật ở làng Đo (xã Ia Dơk). “Blel đẹp lắm, vậy mà trèo cây mít bị ngã liệt cả 2 chân. Mình dạy nghề một thời gian bây giờ Blel đã biết đan gùi, làm túi, các sản phẩm thủ công, có thể tự nuôi sống được bản thân”-chị Vo chia sẻ. Rồi chị kể thêm chuyện cháu gái là Rơ Mah Punh, sau khi học hết lớp 7 cũng nhất quyết đòi học nghề truyền thống. 2 năm nay, Punh đã biết phụ giúp chị Vo và có thu nhập tương đối ổn định.
Bà Đinh Thị Bem-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Dơk-cho biết: “Chị Rơ Mah Vo là một trong những người đầu tiên của xã khởi xướng phong trào làm các sản phẩm thủ công từ vật liệu tái chế, sau đó được nhiều chị em ở các làng hưởng ứng, coi như một nghề phụ để tăng thu nhập. Các sản phẩm của chị Vo được khách hàng yêu thích bởi sự tinh xảo, tiện dụng. Chị Vo là một tấm gương sáng về nghị lực sống và có nhiều hoạt động ý nghĩa trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.
MINH CHÂU
 

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.