Rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội để phòng-chống dịch Covid-19, nhiều phụ huynh đã tranh thủ rèn luyện kỹ năng sống cho con, nhất là các bé ở độ tuổi mầm non.
Hầu như ngày nào bé Mai Trần Trâm Anh (5 tuổi, ngụ tại 218/8 Phạm Văn Đồng, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) cũng chủ động đề xuất giúp mẹ làm việc nhà và thực hiện phần việc được giao khá say sưa, vui thích. Chị Trần Vũ Thị Thanh Hoa (mẹ bé) chia sẻ, Trâm Anh dù còn nhỏ nhưng luôn là một người chị chững chạc trước cô em gái mới hơn 2 tuổi. Do đó, vợ chồng chị luôn quan tâm rèn luyện cho con những kỹ năng cần thiết, vừa giúp con tự lập hơn, lại có thể làm gương cho em mình. “Vì làm nghề bán hàng online nên tôi có nhiều thời gian ở nhà với các con. Thời điểm này, ngoài cùng con học tập, vui chơi, tôi bắt đầu hướng dẫn cho Trâm Anh làm những công việc như: quét nhà, lau bàn ghế, xếp quần áo, dọn dẹp đồ chơi hay hàng hóa giúp mẹ… Nếu bé chưa thực hiện được, tôi sẽ kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu và làm theo đúng cách. Tôi cũng không quên dành lời khen cho con khi bé hoàn thành công việc, hoặc thưởng cho con một món quà nếu bé thật sự làm tốt. Bé rất vui và lúc nào cũng mong muốn được tiếp tục giúp đỡ bố mẹ, ông bà”-chị Hoa cho hay.
Chị Trần Vũ Thị Thanh Hoa (phường Thống Nhất, TP. Pleiku) hướng dẫn con gái kỹ năng tự xếp quần áo của mình và em gái. Ảnh: M.T
Chị Trần Vũ Thị Thanh Hoa (phường Thống Nhất, TP. Pleiku) hướng dẫn con gái kỹ năng tự xếp quần áo của mình và em gái. Ảnh: M.T
Với nghiệp vụ sư phạm mầm non sẵn có, chị Lê Thị Duyên (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) cũng luôn chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng sống ngay từ bé cho cậu con trai 3 tuổi Trịnh Tiến Quốc. Chị Duyên cho rằng, việc sớm dạy kỹ năng sống sẽ giúp con phát triển các thói quen tốt, tạo cơ hội để bé thực hành những kỹ năng vận động. Bé sẽ tự ý thức được những việc mình nên làm mà không cần sự nhắc nhở từ cha mẹ, nhờ đó sẽ độc lập, tự tin hơn. Chị Duyên tâm sự: “Tôi thường dạy con một số kỹ năng cơ bản, tối thiểu như: vệ sinh cá nhân, giao tiếp lễ phép, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, tự dọn dẹp đồ chơi, thay quần áo, tự ăn uống, biết giúp đỡ người khác; đồng thời khuyến khích con làm những việc trong khả năng của mình. Đặc biệt, trong thời điểm này, giúp con nhận thức được việc tự giác đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn… cũng vô cùng cần thiết để phòng-chống dịch bệnh”.
Nhiều phụ huynh cũng cho rằng, đợt dịch Covid-19 này là cơ hội tốt để cha mẹ giúp bé trưởng thành hơn. Dù ở nhà phòng dịch bệnh, song gia đình cũng cần xây dựng thời gian biểu hợp lý mỗi ngày và đảm bảo các khung giờ học, chơi, rèn luyện sức khỏe… “Mỗi đứa trẻ sẽ có sự tiếp thu và học kỹ năng khác nhau, do đó cha mẹ cần căn cứ theo khả năng của con để lựa chọn các phương thức vận dụng thực hành kỹ năng sống phù hợp. Ngoài ra, khi con cố gắng làm điều gì đó vì tính tò mò hoặc bắt chước người lớn thì bố mẹ cần kiên nhẫn xem con làm đúng hay chưa chứ không nên nóng vội làm thay bé. Điều này sẽ giúp bé biết cách xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực”-chị Duyên chia sẻ kinh nghiệm.
Bé Trịnh Tiến Quốc (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) giúp mẹ tưới rau. Ảnh: M.T
Bé Trịnh Tiến Quốc (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) giúp mẹ tưới rau. Ảnh: M.T
Bên cạnh sự chủ động từ phía gia đình, mới đây, Phòng Giáo dục Mầm non (Sở Giáo dục và Đào tạo) đã chủ động cung cấp tài liệu (trong đó có bộ sách Giúp bé thực hành kỹ năng sống dành cho trẻ 3-6 tuổi khu vực Tây Nguyên do nhóm tác giả của ngành Giáo dục tỉnh biên soạn), giới thiệu một số kênh truyền hình liên quan cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo để chuyển đến các trường mầm non trên địa bàn. Sau đó, từng trường tiếp tục triển khai gửi tới phụ huynh, giúp họ có cơ sở để cùng con rèn luyện kỹ năng sống tại nhà. Cô Trần Thị Thủy-Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng (TP. Pleiku) cho hay: “Thực hiện chỉ đạo của ngành, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền đến phụ huynh bằng nhiều hình thức như: gửi tài liệu dạy kỹ năng sống, truyện kể, trò chơi; đường link chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ trên VTV7; tự quay video clip hướng dẫn cha mẹ giúp các bé rửa tay, vệ sinh cá nhân để nâng cao sức khỏe và phòng-chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian nghỉ học. Điều này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ đông đảo phụ huynh”.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.